Trong bài về "Tiểu không đúng chỗ phạt 3 triệu đồng mà WC vừa ít vừa bẩn thế này thì chị em biết làm sao?, chúng tôi đã phỏng vấn nhiều người dân sinh sống và làm việc tại TP.HCM về nỗi khổ khi nhà vệ sinh vừa thiếu lại bẩn thỉu không thể sử dụng. Quy định về xử phạt khi đi vệ sinh không đúng chỗ đã được ban hành, cũng đã có người bị phạt với mức tiền 2 triệu đồng

Tuy nhiên, tại sao nhà vệ sinh lại bẩn? Hãy lắng nghe câu chuyện của 1 nhân viên dọn VS lâu năm để thấy rằng ý thức người dân mới là chuyện đáng bàn...

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 1.

Mỗi lần có người từ nhà vệ sinh bước ra là bà Kim Anh phải vào trong lau dọn

Làm công việc dọn nhà vệ sinh công cộng đã nhiều năm nay tại bến xe buýt công viên 23/9, TP.HCM, bà Tôn Nữ Kim Anh (64 tuổi) cho biết hằng ngày gặp phải không biết bao nhiêu trường hợp dở khóc dở cười vì ý thức quá tệ. 

Bà nói: "Người ta vừa bước vô là tôi đưa giấy là đã năn nỉ người ta giữ vệ sinh. Thế mà nhiều người ý thức cực kỳ kém, không những bỏ giấy lung tung mà còn rơi vãi ra cả sàn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Sợ nhất là những người đi xe buýt bị say, kinh dị lắm cháu ơi".

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 2.

Nhà vệ sinh tại chợ Thái Bình được thiết kế hiện đại, có máy lạnh, loa âm thanh nhắc nhở nhưng nhiều người vẫn bỏ ngoài tai, xả rác lung tung

Nắng thì hôi thối, mưa xuống thì nhếch nhác, nước tràn tứ tung trong nhà vệ sinh là cảnh mà bà Kim Anh phải chịu đựng khi dọn dẹp tại nhà vệ sinh. 

Dù hàng ngày, bà lau chùi cả trăm lần nhưng không thể nào sạch được. "Một ngày người đi lên xuống xe buýt nhiều vô kể, đa phần là khách vãng lai, họ cứ đến rồi sử dụng nhà vệ sinh tứ tung, mình đâu quản lý hết được. Người này vào nhắc, người khác cũng nhắc…nhưng mấy ai chấp hành tốt đâu. Tôi đã làm mọi cách nhưng phải bó tay với ý thức của người ta. Thiếu điều là người ta đi mình phải vào đứng canh để xem người ta có giữ gìn không thôi", bà Kim Anh lắc đầu ngán ngẩm.

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 3.

Hằng ngày bà Kim Anh phải lau chùi nhà vệ sinh hàng chục lần nhưng không tài nào sạch nổi trước ý thức kém cỏi của người sử dụng

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 4.

Nhiều nhà vệ sinh hiện đại nhưng cũng bị ý thức người dân vô hiệu hóa, làm hư hỏng nặng

Từng là một giáo viên, nay đã về hưu, bà Kim Anh cũng trải qua biết bao công việc vệ sinh khác trong nhà hàng, trung tâm mua sắm rồi đến nhà vệ sinh công cộng…Và lần nào bà cũng phải chịu những cảnh nhếch nhác, dơ bẩn bởi người sử dụng thiếu ý thức. "Kinh dị nhất là có những phụ nữ còn quẳng luôn băng vệ sinh đã qua sử dụng trong bồn cầu mà không thèm vứt vô thùng rác. Có người thì bắc chân lên bổn rửa mặt mà rửa chân. Có người thì khạc nhổ luôn trong bồn rửa mặt... Ôi thôi đủ thứ", bà Kim Anh lắc đầu ngao ngán.

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 5.

Nhà vệ sinh miễn phí tại bến xe buýt công viên 23/9 mới đi vào sử dụng nhưng nhiều đồ đạc đã hư hỏng

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 6.

Vẫn còn rất nhiều người dân sử dụng nhà vệ sinh công cộng mà thiếu ý thức giữ gìn

Nhiều năm trong nghề giữ gìn khu vệ sinh công cộng, nhưng với bà Kim Anh, ám ảnh nhất vẫn là những khách bị say xe. Dù đã nhắc nhở, đưa túi bóng, giấy ăn cho họ, nhưng khách cứ vô tư nôn ọe ngay trong sàn nhà. "Chắc họ nghĩ nhà vệ sinh công cộng là của chung, cả trăm người đi hàng ngày, mình có bẩn một chút cũng không sao. Họ biết đâu, chính từ suy nghĩ đó mà nhà vệ sinh công cộng ngày càng bẩn đi. Tôi cũng cố sức dọn nhưng không "đấu lại" với ý thức kém của người sử dụng".

Điều đáng buồn hơn, theo bà Kim Anh thì không chỉ người dân lao động chân tay, anh xích lô, anh xe ôm, chị bán hàng rong ý thức kém, mà ngay cả những người ăn mặc lịch sự, vội xả "nước thải" trong người mình ra bồn cầu, nhưng lại "quên" xả từ bồn cầu đi...

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 7.

Dù có biển nhắc nhở không mang dép vào nhà vệ sinh, bỏ đúng nơi quy định nhưng không phải ai cũng tuân thủ, ảnh chụp tại nhà vệ sinh miễn phí tại công viên 23/9

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 8.

Để nhà vệ sinh luôn sạch đẹp, những nữ lao công đã phải rất vất vả, thường xuyên lau dọn mỗi khi có khách ra vào

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 9.

Những nhà vệ sinh nhỏ làm bằng vật liệu composite thường bị người sử dụng xả rác bừa bãi, ý thức rất kém

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 10.

Để có tiền sinh sống, chị Lan phải đặt thêm một quán nước gần nhà vệ sinh để kiếm thêm thu nhập

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 11.

Nhà vệ sinh công cộng tại công viên Tầm Vu hay gặp nhiều trường hợp sau xỉn, ói mửa lung tung trong nhà

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 12.

Đa phần các nhà vệ sinh công cộng đặt trên đường dành cho khách vãng lai

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 13.

Nhiều người dân vẫn rất kém ý thức trong việc sử dụng nhà vệ sinh công cộng

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 14.

Nhiều nhà vệ sinh thiết kế thùng rác không nắp đậy để nhắc nhở ý thức của người sử dụng

Đừng chỉ biết phàn nàn nhà vệ sinh công cộng bẩn, hãy nghe xem công nhân vệ sinh nói gì? - Ảnh 15.

Nhà vệ sinh miễn phí tại công viên 23/9 cũng thường xuyên hư hỏng đồ đạc bởi ý thức kém của người dân khi sử dụng

Ngoài loa đai thường xuyên phát về ý thức vệ sinh, những người giữ gìn khu vệ sinh công cộng ở TP HCM cũng nhắc nhở. Thế nhưng nhiều lúc họ còn bị chửi bới, đe dọa, thậm chí còn có những lời lẽ khó nghe, coi thường nghề nghiệp của họ.

Chị Lan (39 tuổi), nhân viên dọn nhà vệ sinh hơn 11 năm nay gần bệnh viện Từ Dũ kể "Lúc đầu chị cũng nói dữ lắm, ai sai là nhắc nhở liền, có nhiều người cũng nghe rồi xin lỗi, nhưng đa phần họ chửi lại mình. Họ bảo đã bỏ 3.000 đồng ra đi vệ sinh là mình phải dọn cho người ta. Nhiều người kì cục lắm, chỉ có việc bật cái nắp thùng để bỏ rác vô thôi cũng không được, bỏ hẳn lên trên nắp thùng, rồi dội nước thì làm tràn lan ra cả sàn nhà, mà nói người ta thì bị cự lại, ai cũng muốn dùng nhà vệ sinh sạch mà không biết giữ gìn. Họ là khách vãng lai, mình có làm gì được đâu?".

Việc sử phạt về đi vệ sinh không đúng nơi quy định đã được ban ra. Nhiều người ca thán do nhà vệ sinh công cộng quá bẩn, không tiện lợi nên họ cực chẳng đã phải tìm chỗ để "giải quyết". Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện, nhà vệ sinh sạch sẽ còn do ý thức của người sử dụng. Nếu mỗi người có ý thức chung trong việc giữ gìn sạch sẽ nơi vệ sinh công cộng như xả nước, để rác thải đúng nơi quy định, không đi giầy dép bẩn vào bên trong khu vệ sinh... thì chắc chắn sẽ cảnh vệ sinh không đúng chỗ sẽ giảm bớt rất nhiều.