Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Irish Movido, chỉ số thông minh (IQ) chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định.

Nói một cách khác, thành công của một người không phụ thuộc vào điểm số, giải thưởng mà người đó đạt được trong khi đi học. Bởi theo bà Movido, những đứa trẻ đạt thành tích học tập xuất sắc thường là những người gắn chặt với các quy tắc và nghe lời giáo viên một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại là điểm yếu của trẻ khi trưởng thành.

Nhà tâm lý học Irish Movido

Nói chung, cuộc sống rất lộn xộn và không có bất kỳ quy tắc nào. Do đó, trên thực tế, những đứa trẻ thành công không phải là những học sinh xuất sắc mà là những người biết sáng tạo, đổi mới, và vượt ra khỏi những rào cản của bản thân và xã hội.

Trong buổi nói chuyện tại lớp học "Nuôi dạy con thông minh: Chuyên đề trẻ mới biết đi", bà Movido đã giải thích rằng trí tuệ cảm xúc là gì. Đó là: Sự hiểu biết về bản thân, hiểu về người khác, thúc đẩy bản thân phát triển, biết đồng cảm và biết tạo dựng các mối quan hệ. Tất cả những điều này giúp nuôi dưỡng nên những đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong tương lai. 

Và để cụ thể hơn, bà Movido đã chỉ ra 5 bước để các bậc phụ huynh xây dựng và nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con mình.

1. Dạy con định vị cảm xúc của mình

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 2.

Theo nhà tâm lý học Movido, muốn phát triển trí tuệ cảm xúc thì đầu tiên con phải có sự hiểu biết về bản thân, bao gồm nhận thức về cảm xúc. Vì trẻ em thường gặp khó khăn khi diễn tả những cảm xúc mà con đang phải chịu đựng. Do đó, trẻ lựa chọn "ném" cảm xúc của mình ra ngoài bằng màn ăn vạ, khóc lóc và la lối.

Cha mẹ cần phải tỏ ra nhẹ nhàng và thấu hiểu trong những trường hợp này. Tránh ra lệnh cho con hay bắt con kìm nén cảm xúc. Thay vào đó, hãy cho phép con được nói về cảm giác của mình. Điều quan trọng cha mẹ cần dạy con rằng, con không thể lựa chọn cảm xúc khi cảm nhận sự việc nhưng con có thể lựa chọn sẽ xử lý chúng như thế nào.

2. Đặt ranh giới cho các hành vi

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 3.

Thiết lập ranh giới về hành vi sẽ giúp con dễ dàng kiểm soát khi bùng nổ trong cảm xúc. Bản tính tự nhiên của trẻ em là bốc đồng, và nếu cha mẹ không biết kiềm tính bốc đồng đó thì sẽ trở thành thói quen, tính cách của con. Và khi lớn lên, con cũng sẽ cư xử giống như hồi còn bé.

Thế nên, cha mẹ hoàn toàn có thể bước vào can thiệp hoặc phạt khi con cư xử không đúng mực, ví dụ như khi con biến thành "quái vật" làm tổn thương người khác hoặc chính mình.  

Trong trường hợp phải xử lý những cơn khủng hoảng của con, bà Movido đề nghị cha mẹ sử dụng phương pháp "đèn giao thông". "Nghĩa là bước đầu tiên là dừng lại, vì đang là đèn đỏ. Hãy cho phép con được bình tĩnh trong một giây. Tiếp theo là đèn vàng, là suy nghĩ đến những giải pháp để giải quyết vấn đề. Và cuối cùng là đèn xanh, đó là lúc con đã chọn được giải pháp tốt nhất", bà Movido cho biết.

"Đây không chỉ là các bước gỡ rắc rối, mà nó là công thức chung để giải quyết mọi vấn đề", bà Movido nhấn mạnh. "Nếu cha mẹ không dạy con điều này thì khi con lớn lên và gặp phải một điều gì đó đầy thách thức, con không biết phải xử lý như thế nào thì con rất dễ rơi vào trầm cảm. Do vậy, cha mẹ luôn nhớ dạy con rằng dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra thì cũng sẽ có nhiều cách để giải quyết".

3. Ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực của con

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 4.

Bước thứ ba trong quá trình nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc là thúc đẩy bản thân. Quan tâm và coi trọng những nỗ lực của con hơn kết quả là một yếu tố rất quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của con. Cha mẹ hãy luôn nhắc nhở con rằng sự kiên trì và chăm chỉ đáng giá hơn nhiều so với thành tích mà con đã đạt được.

4. Dạy con về sự đồng cảm

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 5.

Theo bà Movido, những đứa trẻ từ hai tuổi trở lên đã có dấu hiệu của sự đồng cảm, mặc dù lúc đó con vẫn có thể hoàn toàn không hiểu đồng cảm là gì. Chẳng hạn, khi con nhìn thấy em bé khóc, con cũng khóc theo, vì trong suy nghĩ của con, người khác cảm thấy thế nào thì con cũng cảm thấy thế đấy. Cho đến khi lớn lên, con mới nhận ra rằng nỗi đau của người khác không liên quan đến mình.

Tuy nhiên, sự đồng cảm, biết xót thương người khác lại là một yếu tố quan trọng trong trí tuệ cảm xúc. Cho nên, cha mẹ cần duy trì và nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của con. Ví dụ khi con kể về một việc gì đó xảy ra ở trường, cha mẹ hãy yêu cầu con tưởng tượng xem bạn đó cảm thấy như thế nào. Học cách kết nối với người khác thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ giúp con trở nên tinh tế, ân cần và để ý hơn đến hành động của chính mình.

5. Dạy con cách tạo dựng mối quan hệ

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 6.

Bước cuối cùng để xây dựng nên trí tuệ cảm xúc là biết cách tạo dựng các mối quan hệ. Bà Movido chia sẻ: "Những người hạnh phúc luôn tạo ra sự khác biệt, và sự khác biệt duy nhất của họ là họ có sự đồng thuận mạnh mẽ từ xã hội vì họ biết cách xây dựng các mối quan hệ".

Ở nhà, cha mẹ hãy giao tiếp với con một cách cởi mở để con có thể học cách kết nối, trao đổi ý tưởng và phát triển ý thức tôn trọng người khác như một hình thức nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc. Bởi khi được tiếp xúc với nhiều quan điểm, con sẽ trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ, khiến con dễ chấp nhận và khoan dung hơn với người khác và bản thân mình.

Đừng cố ép con học giỏi bởi điểm số không phải là yếu tố chính quyết định thành công trong tương lai của một đứa trẻ - Ảnh 7.