Lần đầu cô gái trẻ phát hiện ra dấu hiệu bất thường, kích thước của khối u đã to như củ lạc. Ngày qua ngày, nó đã phát triển đủ lớn đến mức nhô ra khỏi cổ, kèm theo chứng đau tồi tệ khi nuốt.

Không thể nào chịu đựng cơn đau hơn nữa, cô đã đến một phòng khám chăm sóc khẩn cấp để kiểm tra về căn bệnh bất thường của mình. Kết quả cho thấy, cô đã bị viêm sỏi tuyến nước bọt cấp.

Đừng coi thường biến chứng của cảm lạnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Triệu chứng và chẩn đoán của chuyên gia

Nếu gặp phải những triệu chứng sau đây, có lẽ bạn nên đi bệnh viện để kiểm tra liệu rằng mình có gặp phải căn bệnh phiền toái kia không. Đó là:

- Sưng phồng các tuyến nước bọt

- Nhai nuốt khó khăn do đau đớn

Bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng Benjamin Liess đã xác nhận rằng cô gái bị viêm sỏi tuyến nước bọt, còn gọi là Sialolithisis. Theo Thư viện Y khoa Hoa Kỳ, viêm sỏi tuyến nước bọt xuất hiện do các khoáng chất trong các ống dẫn lưu ứ đọng, làm tắc nghẽn và tạo sỏi tuyến nước bọt.

Tiến sĩ Liess cho biết hàng năm ông luôn phải điều trị khoảng 3-6 trường hợp bệnh này. Ông nói bệnh thường xảy ra do tuyến nước bọt hoạt động chậm.

Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn hoặc bị nhiễm trùng vi khuẩn cũng có thể góp phần tạo thành viêm sỏi, đặc biệt là các vết sẹo bị viêm. Ông cho rằng các vết sẹo cũng như sự mất nước, cũng có thế gây viêm sỏi tuyến nước bọt.

Một điều bất ngờ nữa là khối u của cô gái cũng phát triển rất bất thường. Phía bên trái cổ trái của cô cứ cách vài tháng lại sưng lên trong hai năm trở lại đây. Chúng thường kéo dài vài ngày đến một tuần và không bao giờ gây đau đớn.

Lần này, khối u không hề có dấu hiệu thuyên giảm và gây đau. Trước khi đi đến trung tâm chăm sóc khẩn cấp, cô đã đi khám bác sĩ hai lần, họ chẩn đoán cô chỉ bị cảm lạnh và sẽ mau khỏi.

Giải pháp

Tiến sĩ Liess nói với cô rằng chưa có nguyên nhân rõ ràng nào cho viêm sỏi tuyến nước bọt của cô. Ông khuyên rằng cô có thể thử một số biện pháp điều trị tại gia đơn giản để kích thích tăng sản xuất nước bọt, tạo áp lực lên sỏi và đẩy chúng ra nếu chúng nhỏ.

Nhưng đối với những viên sỏi có kích thước từ 1-1.5 cm hoặc lớn hơn thì sẽ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ do gây tắc nghẽn ống dẫn nước bọt.

Những cơn đau vẫn ngày một tăng lên. Sau khi đi chụp cắt lớp, hóa ra cô không những có hai viên sỏi mà một viên sỏi còn to bất thường nữa. Một hòn sỏi bị mắc kẹt trong ống dẫn, hòn sỏi còn lại nằm ẩn trong tuyến dưới hàm, tuyến chính tạo ra nước bọt. Cách duy nhất để loại bỏ chúng chính là phẫu thuật.

Theo Tiến sĩ Liess, cách tốt nhất để ngăn chặn sự trở lại của viêm sỏi chính là loại bỏ toàn bộ phần tuyến nước bọt đó. Điều này không làm giảm khả năng sản xuất nước bọt lâu dài cho bệnh nhân bởi vì vẫn còn có hàng trăm tuyến nước bọt khác tiết ra.

Theo Thư viện Y học Hoa Kỳ, các tuyến dưới hàm là một trong ba loại tuyến tiết nước bọt. Chúng nằm ở hai bên hàm và tiết nước bọt vào khoang miệng. Nếu mất một trong số tuyến đó thì vẫn không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến khả năng tiết nước bọt.

Chỉ có một lưu tâm lớn đối với ca phẫu thuật viêm sỏi tuyến nước bọt chính là nguy cơ tổn thương tới hệ thần kinh bởi các dây thần kinh chạy gần với vị trí của tuyến. Nhưng nếu không bỏ sỏi, hậu quả để lại là sự nhiễm trùng và cơn đau thậm chí sẽ còn kinh khủng hơn nữa.

Đừng coi thường biến chứng của cảm lạnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Quá trình hồi phục hậu phẫu

Quá trình phẫu thuật của bệnh nhân nữ diễn ra trong suốt một tiếng đồng hồ. Tiến sĩ Liess tiến hành lấy sỏi trực tiếp qua vùng cổ, sử dụng máy giám sát thần kinh để ngăn ngừa bất kỳ tổn thương thần kinh trên khuôn mặt.

Sau khi lấy được sỏi, các bác sĩ tiến hành khâu vết thương và đặt một ống nhỏ ở cổ để cho dịch thừa chảy xuống túi đựng, ngăn ngừa tràn dịch vào cổ. Một lưu ý cần thiết đó là tránh sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp nó thực sự khẩn cấp và cần thiết.

Qua trường hợp của bệnh nhân nữ trên, mỗi chúng ta hãy luôn giữ gìn sức khỏe thật cẩn trọng và nhất là để ý tới căn bệnh cảm lạnh dù nhỏ nhưng biết đâu trong nó lại tiềm ẩn một chứng bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của cơ thể.

*Theo Self