Bức ảnh trẻ ói máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem khiến dư luận hoang mang
Theo chia sẻ của một bà mẹ có tên nick là N.Tran. Chị cho biết, trong thời gian 3 tháng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, con của chị quấy khóc, sốt và sụt cân thậm chí nôn ra máu. Đi khám, bác sĩ không rõ nguyên nhân và bảo không phải do vắc xin nhưng bản thân của chị vẫn tin rằng nguyên nhân của nó là vắc xin?. Chị đặt câu hỏi nhờ Bộ Y tế trả lời.
Ảnh chụp màn hình facebook nhân vật.
Ngay sau chia sẻ của chị N.Tran, rất nhiều bà mẹ khác vào chia sẻ và bình luận với nội dung nói không với vắc xin. Nhiều mẹ cho rằng vắc xin Quinvaxem chỉ là vắc xin của người nghèo.Tuy nhiên cũng nhiều ý kiến cho rằng biểu hiện này không thể do vắc xin, chắc chắn con chị này bị một bệnh lí nào đó.
Status của chị N.Tran gây hoang mang cho nhiều người. Ngay sau đó chị N.Tran đã xóa status, tuy nhiên hình ảnh của status này vẫn được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng.
Theo một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai, việc nôn ra máu khi tiêm vắc xin là không thể xảy ra. Có thể, cháu bé bị bệnh lý nào khác mà các bác sĩ chưa chẩn đoán ra.
Xôn xao về huyết thanh chiết xuất
từ tinh trùng giúp trắng da thần tốc
Thời gian gần đây, trên một số mạng
xã hội xuất hiện thông tin về một loại huyết thanh dùng để bôi cơ thể có tác dụng
làm trắng da "thần kì". Với những lời quảng cáo bay bổng, trên trang
cá nhân của mình, một cô gái đồng thời là chủ shop mỹ phẩm online tại Hà Nội đã
rao bán sản phẩm này với lời giới thiệu xuất xứ từ Thái Lan, "càng bôi càng
trắng".
Theo như quảng cáo, loại huyết
thanh này có cái tên khá mỹ miều là "Huyết thanh Hoàng Tử". Người bán
gán cho nó cái mác "huyết thanh thần thánh" bởi theo như những chủ
shop này, loại huyết thanh này khắc phục được rất nhiều nhược điểm của kem đập
trắng. Không chỉ có công dụng thần kì, loại huyết thanh này còn tuyệt đối dễ sử
dụng, không cần kem bôi phụ, có thể dùng cho cả bà bầu, "bôi đến đâu thẩm
thấu đến đấy".
Nhưng sự đặc biệt của loại huyết
thanh đang làm mưa làm gió này phải kể đến thành phần có một không hai chiết xuất
từ... tinh trùng. Theo lời giới thiệu của người bán mỹ phẩm online, do nắm bắt
được tác dụng trong việc làm trẻ hóa da và trắng da hữu hiệu của tinh trùng,
các nhà sản xuất mỹ phẩm đến từ Thái Lan đã cho ra đời sản phẩm huyết thanh
Prince. Trong thành phần có 60% là tinh trùng bò + 2% tinh trùng tươi + 1 số
protein, vitamin và hoạt chất kích trắng được tổng hợp và xử lý bằng công nghệ
mỹ phẩm số 1 Thái Lan.
Được quảng cáo vô cùng hữu hiệu, nhưng qua những thao tác tìm kiếm như search trên google và các trang công cụ tìm kiếm thì tuyệt nhiên không hề có bất kỳ thông tin gì về loại huyết thanh này mang tên "Hoàng Tử" này. Trong khi đó, những chủ shop online thì vẫn không ngừng ca ngợi cũng như chia sẻ rần rần những phản hồi của khách hàng về loại huyết thanh "Sang trọng - An toàn - Hiệu Quả"... Còn các chị em phụ nữ bắt đầu nháo nhào tìm hiểu, đặt hàng để mua về dùng thử.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Phó Giám Đốc viện Sức khỏe sinh sản (RAFH) tỏ ra rất bất bình trước những thông tin làm đẹp mang tính nhảm nhí, đồn thổi. "Bản thân tôi cho rằng đó chỉ là những lời quảng cáo vô bổ, thiếu căn cứ khoa học. Ngươi tiêu dùng không nên tin vào đó mà bị sập bẫy lừa, có khi tiền mất, tật mang vì đang từ chỗ có làn da đẹp bỗng biến sắc, trở nên xấu xí hơn vì bị hóa chất hủy hoại".
Sự thật đằng sau những hình ảnh kinh hoàng về quy trình làm giả Coca Cola
Thông tin cảnh báo về xưởng Coca Cola này xuất phát
từ một trang fanpage trên mạng xã hội Facebook vào ngày 3/11 vừa qua với nội
dung về một xưởng sản xuất Coca Cola giả: "Share cho anh em bạn bè và gia
đình cẩn thận nhé!" và còn khẳng định "Do mình tự giết mình
thôi".
Cùng với thông tin khiến nhiều người hoang mang,
admin fanpage này còn đăng tải một loạt những hình ảnh về dây chuyền sản xuất ở
xưởng này vô cùng nhếch nhác, mất vệ sinh với những bao bì, thùng chứa thủ
công, hoen gỉ. Bên cạnh đó là những hóa chất, nguyên liệu không rõ nguồn gốc".
Dù chưa biết thực hư, nhưng những hình ảnh đằng sau
quá trình sản xuất của loại đồ uống đến từ thương hiệu giải khát hàng đầu thế
giới đã khiến cho hàng nghìn người bình luận tỏ ra giật mình và hoang mang, lo
lắng.
Sau một vài biện pháp kiểm tra đơn giản, cuối cùng nguồn gốc của những bức ảnh này đã được lộ diện. Thực chất, những tấm hình về quy trình sản xuất Coca Cola giả xuất phát từ báo nước ngoài, cụ thể đây là ở đất nước Pakistan.
Cách ứng phó cho phụ nữ khi bị
túm tóc hành hung hút lượt xem
Mới đây, fanpage Đội săn bắt cướp
TP HCM chia sẻ clip mang tên Cách xử lý khi bị núm tóc từ phía trước, do kênh
VOH online - Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM thực hiện, thu hút gần 35.000 lượt
xem.
Theo võ sư Lê Hoàng Mai, trưởng bộ
môn Aikido - Cung Văn hóa Lao động TP HCM, do tóc phụ nữ thường rất yếu, nên
khi bị kẻ xấu núm tóc, chúng ta không nên có những phản ứng tiêu cực như cào cấu,
hoặc lùi xuống.
Cách tốt nhất được võ sư Hoàng Mai
đưa ra là nên giơ tay phải lên, tay trái để hờ phía trước mặt, không nắm cánh
tay đối phương, cùng lúc đó di chuyển hai chân sang ngang, rồi dùng tay đè kẻ xấu
ngã xuống.
Thiếu nữ ăn mặc ngắn cũn ở chợ đêm gây xôn xao cộng đồng mạng
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh một cô nàng mặc chiếc quần đùi quá ngắn, lộ cả một phần vòng 3, đi lại trên khu vực chợ Đêm - Hà Nội thu hút được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Ngay sau khi hình ảnh được đăng tải, rất nhiều ý kiến tỏ ra thiếu cảm tình với hình ảnh này, chỉ trích cách ăn mặc phản cảm của cô gái.
Chuyện các thiếu nữ vô tình hay cố ý khoác lên mình những bộ trang phục thiếu thẩm mỹ đã được nói tới rất nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, những hình ảnh tương tự vẫn không ngừng xuất hiện trên mạng xã hội.