Tiêu chảy trong mùa hè là bình thường và rất phổ biến, bởi vì nhiều người bị tiêu chảy đơn giản chỉ là ăn phải thức ăn bị hỏng, nhưng mọi người không biết rằng, tiêu chảy cũng có thể cướp đi sinh mạng của con người.

Ông Trương 65 tuổi (Thâm Quyến, TQ) đến khoa cấp cứu vì tiêu chảy. Bệnh nhân nói rằng, bản thân bị đau bụng, tiêu chảy, có lẽ vì anh ta đã ăn bánh đậu xanh hết hạn. Trong quá trình tham vấn, người nhà ông Trương nhiều lần nói rằng chỉ cần kê thuốc cho bệnh nhân, không cần phải làm kiểm tra, bởi vì tiêu chảy không phải là bệnh, chỉ là do ăn phải đồ đã bị hỏng.

t

Tiêu chảy trong mùa hè là bình thường và rất phổ biến, bởi vì nhiều người bị tiêu chảy đơn giản chỉ là ăn phải thức ăn bị hỏng

Bác sĩ sau khi thấy triệu chứng của ông Trương, cảm thấy ông không chỉ đơn giản là do bụng không tốt, nên yêu cầu bệnh nhân tiến hành nhiều cuộc kiểm tra, nhưng không ngờ là, lần kiểm tra điện tâm đồ lần thứ nhất hoàn thành, không đến 4 phút, tình trạng của ông Trương thay đổi đáng kể. Mặc dù các bác sĩ đã rất nỗ lực nhưng vẫn không cứu được ông Trương.

Từ lần tiêu chảy đầu tiên đến khi bệnh nhân chết chỉ 12 tiếng. Bác sĩ đã suy đoán, ông Trương tử vong nguyên nhân có thể là do rối loạn điện giải nhiều lần sau khi bị tiêu chảy, cộng với việc sốc do giảm dung lượng máu, cuối cùng dẫn đến tim bất thường.

Tiêu chảy là gì? Số lần đi đại tiện cao hơn nhiều lần so với bình thường, mỗi ngày từ 3-5 lần, thậm chí lên đến 10 lần. Đặc điểm của phân là chìa khóa để xác định bạn có bị tiêu chảy hay không.

t2

Tiêu chảy thường đi kèm với các triệu chứng khẩn cấp như khó chịu ở hậu môn và đại tiện không tự chủ. Một số ít còn đi kèm với buồn nôn, nôn, đau bụng, sốt, khát nước…

Tại sao tiêu chảy gây hậu quả nghiêm trọng?

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong của bệnh tiêu chảy chỉ đứng sau ung thư, bệnh mạch máu não, tim và tiểu đường. Tiêu chảy rất dễ gây mất lượng nước lớn trong cơ thể. Nếu không được điều trị và bổ sung nước kịp thời, nó có thể gây mất nước, trường hợp nghiêm trọng có thể gây đột tử.

Hơn nữa, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mãn tính mà nói, rối loạn điện giải sau khi bị sốt, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, đổ mồ hôi quá nhiều thường có thể gây ra tình trạng tim mạch biến tính nghiêm trọng. Ít người biết rằng một số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tính có các triệu chứng không điển hình là biểu hiện lâm sàng của đau bụng.

Ngoài ra, tiêu chảy thường mất cảm giác ngon miệng, dẫn đến năng lượng không đủ, dễ xuất hiện triệu chứng hạ đường huyết như đánh trống ngực, đổ mồ hôi, nhợt nhạt, mọi thứ trước mắt là màu đen. Cũng như làm nặng thêm các bệnh về đường tiêu hóa, tái phát các bệnh dạ dày hoặc hình thành các bệnh như polyp ruột, loét và thậm chí hình thành các tế bào ung thư.

t2

Tỷ lệ tử vong của bệnh tiêu chảy chỉ đứng sau ung thư, bệnh mạch máu não, tim và tiểu đường.

Đừng phạm 4 sai lầm khi bị tiêu chảy

1. Dùng thuốc nhuận tràng khi bị tiêu chảy

Nhiều người bị tiêu chảy, muốn bệnh tình khỏi nhanh nên đã uống thuốc chống tiêu chảy. Thực chất điều này không khoa học, bởi nôn mửa và tiêu chảy là một chức năng tự bảo vệ của cơ thể con người. 

Nếu sử dụng thuốc chống tiêu chảy ở giai đoạn đầu, các độc tố trong ruột sẽ không được bài tiết hết ra ngoài, không có lợi cho việc phục hồi. Tất nhiên, nếu số lượng tiêu chảy thường xuyên hoặc thời gian quá dài và xuất hiện các triệu chứng mất nước, kiến nghị phải đi khám bác sĩ.

2. Khi bạn bị tiêu chảy, chỉ cần uống nước trắng và không ăn bất cứ thứ gì

Thành phần chất điện giải trong nước trắng rất ít, nước không chỉ khó hấp thụ mà còn dễ bị ngộ độc nước, gây phù ở bệnh nhân. Do đó người bệnh cần phải uống nước giàu chất điện giải, ví dụ như nước muối nhẹ, nước ép trái cây và rau quả (nước ép táo, nước ép cà rốt) để tăng tốc độ hấp thụ nước trong cơ thể. 

Đồng thời, tiêu chảy có thể làm mất một lượng lớn chất dinh dưỡng trong cơ thể, do đó cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, ăn một số thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp gạo, ngũ cốc…

t3

Thành phần chất điện giải trong nước trắng rất ít, nước không chỉ khó hấp thụ mà còn dễ bị ngộ độc nước, gây phù ở bệnh nhân.

3. Bất kỳ loại kháng sinh nào cho bệnh tiêu chảy cũng uống

Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy và kháng sinh không thể tiêu diệt virus và ký sinh trùng như tụ cầu khuẩn. Kháng sinh còn tiêu diệt vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi cùng một lúc, điều này không chỉ giết vi khuẩn có lợi mà còn khiến vi khuẩn nhờn thuốc kháng sinh và phá hủy môi trường của hệ thực vật, làm bệnh trầm trọng hơn.

4. Tiêu chảy là chuyện nhỏ, không phải đến bệnh viện

Sau khi tiêu chảy xảy ra, nếu các triệu chứng nhẹ, lượng phân thải ra ít hơn và không bị sốt, bạn có thể giảm các triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung nước muối,… mà không cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy trầm trọng, kiến nghị nên đến bệnh viện, tránh hậu quả nghiêm trọng.

(Nguồn: Sohu)