Chụp ảnh thì ai cũng muốn có ánh sáng thật tốt để có được bức ảnh hoàn hảo. Vậy nên nhiều người rất thích chụp ảnh dưới trời nắng, thậm chí dùng tấm phản quang (hắt sáng) để chụp ảnh ngoại cảnh hoặc trong phòng chụp hắt ánh sáng vào đối tượng, cân bằng vùng sáng. Thế nhưng, việc đứng dưới ánh nắng mặt trời quá lâu có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẫu, dạ cháy nắng và thậm chí là "mắt cũng bị cháy nắng".
Theo Daily mail, ngày 19/03 vừa qua, nữ diễn viên 38 tuổi, Busy Phillips (người Mỹ) có buổi chụp ảnh ngoài trời để làm bìa cho một cuốn tạp chí. Cô đã đứng suốt hơn 10 tiếng đồng hồ dưới ánh nắng mặt trời để nhiếp gia ghi hình và tuyển chọn những bức ảnh đẹp nhất.
Hình ảnh Busy trong một sự kiện của Levi vào thứ năm tuần trước.
Tình trạng xấu bắt đầu vào 6h chiều, khi cô đi ăn tối với chồng, nhà văn và đạo diễn Marc Silverstein, ở Los Angles trước khi họ gặp ban nhạc Super Organism. Khi đang thưởng thức bữa tối, Busy bắt đầu bị chảy nước mắt.
Tối hôm đó, khi về nhà cô Busy cảm giác như có miếng kính đâm vào mắt mình. Cô đăng tải video và hình ảnh lên mạng xã hội Instagram cho thấy cô khóc lóc vì cảm giác khó chịu trong mắt.
Suốt 10 tiếng đồng đồ đứng tạo dáng để chụp ảnh bìa cho cuốn tạp chí, nữ diễn viên không ngờ đôi mắt mình đã bị tổn thương nghiêm trọng đến vậy.
Sau nhiều giờ cố gắng làm giảm đau với khăn nhúng nước và uống thuốc chống dị ứng Zirtek và Benadryl, như lời khuyên của một số người hâm mộ, Busy vẫn không thấy dễ chịu hơn. Busy vẫn nghĩ rằng mình có thể chịu đựng đến sáng hôm sau nhưng cuối cùng cô phải đến gặp bác sĩ. Tại phòng cấp cứu, cô được chẩn đoán là bị viêm giác mạc do tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời.
Tình trạng này, đặc biệt phổ biến ở những người có mắt xanh như Busy. Trước đó, một người đàn ông tên Anderson Cooper (có đôi mắt xanh) cũng mắc phải tình trạng tương tự khi nằm trên một chiếc du thuyền suốt 36 tiếng đồng hồ để tắm nắng.
Anh Anderson Cooper (có đôi mắt xanh) cũng mắc phải tình trạng tương tự như Busy khi nằm trên một chiếc du thuyền suốt 36 tiếng đồng hồ để tắm nắng.
Bất cứ ai tiếp xúc quá mức với tia cực tím, cho dù họ đang ở trên bãi biển, trên núi hay trước đèn sân khấu cũng đều có thể bị "bỏng giác mạc" như vậy.
Chứng bệnh này xảy ra khi ánh sáng phản chiếu một thứ gì đó như tuyết, nước, cát, tấm phản quang và làm cháy giác mạc.
Mặc dù nó không thể gây mù nhưng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau đớn và thậm chí là mù tạm thời.
Vậy nên dù có chụp ảnh ngoài trời, sử dụng tấm hắt sáng bạn nên để mắt được nghỉ ngơi và dùng kím dâm chống tia cực tím hoặc tránh nhìn lâu vào ánh nắng.
(Nguồn: Daily mail)