Lauren Cotter (34 tuổi, ở Australia) sinh ra với một trong những dị tật bẩm sinh cực kỳ hiếm gặp: 2 âm đạo, 2 tử cung và các bác sĩ chẩn đoán việc mang thai của cô là "bất khả thi", nhưng kì tích đã xảy ra...

Mang thai 2 bé ở 2 phần tử cung khác nhau

Năm 16 tuổi, Lauren Cotter được chẩn đoán khác thường về dị tật mà mình mắc phải. Trước đó 2 năm, Lauren phải chịu đựng những kỳ kinh nguyệt vô cùng đau đớn. Khi kết quả siêu âm cho thấy Lauren mắc hội chứng hiếm gặp, bác sĩ tiết lộ rằng, việc cô mang thai gần như là "bất khả thi".

Tuy nhiên, Lauren đã chọn phẫu thuật để loại bỏ phần chia đôi tử cung của mình. Nhờ đó, cô vẫn có thể duy trì đời sống tình dục bình thường như bao người khác. Mặc dù vậy, tử cung của Lauren vẫn không thể đạt được trạng thái hợp nhất nguyên vẹn. Điều này làm tăng nguy cơ cô bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

lauren-cotter-5845

Lauren chào đời với 2 âm đạo, 2 tử cung.

18815042-7493631-image-a-5_1569228597039

Lauren gặp gỡ ông xã của mình năm 17 tuổi. Sau khi hai người kết hôn năm 2012, Lauren đã thú thật với chồng về hội chứng lạ mà mình gặp phải. "Từ rất sớm, Ben và tôi đã tính chuyện có con. Anh ấy thực sự rất muốn làm cha", Lauren chia sẻ trên PA Real Life. "Tôi biết mình phải cởi mở và trung thực, phải kể cho anh biết, sinh con có lẽ là điều bất khả với tôi".

Bất kể kết quả có ra sao, Ben khẳng định, anh vẫn một lòng yêu thương, ủng hộ vợ. May mắn đã đến khi mới chỉ sau 1 năm thành hôn, cặp đôi đã đón nhận tin vui: Lauren mang bầu.

"Thực tế là chúng tôi thấy việc thụ thai không hề khó chút nào", Lauren nhớ lại. "Tôi không chắc tại sao lại thế hay nguyên nhân có thể nằm ở việc tôi có tới hai âm đạo. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, con đường phía trước rất gập ghềnh. Cả hai đều cố gắng để không đặt quá nhiều hi vọng".

Lauren mất cả tuần để thử đi thử lại que thử thai trước khi chắc chắn mong ước của mình đã trở thành hiện thực. "Mỗi ngày qua đi, vạch báo có thai trên que thử lại càng đậm hơn. Cho tới lúc tôi biết rõ rằng, mình đã mang bầu".

Tháng 6/2014, Lauren sinh hạ con gái đầu lòng Amelie bằng phương pháp sinh mổ. Cô bé hoàn toàn khoẻ mạnh, cân nặng hơn 3kg.

Một năm rưỡi sau, Lauren và Ben quyết định sẽ tăng dân số cho tổ ấm nhỏ của mình. Một lần nữa, họ không hề gặp rắc rối nào trong việc thụ thai. Chỉ 2 tháng sau, Lauren phát hiện mang bầu bé trai Harvey. Cậu bé lớn lên ở tử cung bên trên của mẹ - đây là điểm khác biệt so với chị gái Amelie.

"Khi mang thai lần đầu, Amelie thành hình ở tử cung bên phải của tôi. Do đó, chúng tôi mặc định phía bên trái tử cung không có giá trị gì. Nhưng sự thực không phải như vậy", Lauren kể. Và bé Harvey đã hình thành ở tử cung bên trái.

Harvey chào đời ở tuần thứ 33, cũng bằng phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, bé chỉ nặng gần 2,2kg và gặp khó khăn trong việc nuốt ngay từ khi sinh ra. Sau 3 tuần nằm viện, Harvey đã được về nhà với bố mẹ và chị.

sinh-con-chua-day-thang-nguoi-phu-nu-bat-ngo-sinh-them-2-dua-nhin-vao-tu-cung-moi-ngo-ngang-1

Phân biệt tử cung bình thường và tử cung đôi.

Tiếp tục mang thai song sinh khi cấy que tránh thai được 3 tuần

Không lâu sau khi đón thành viên nhí thứ hai, Lauren quyết định dùng biện pháp tránh thai – que cấy. Biện pháp này được bác sĩ khuyến nghị dựa trên tiền sử bệnh của cô. "Viên uống tránh thai làm cho tôi bị đau đầu. Tôi cũng không thể dùng vòng tránh thai. Vì vậy, que cấy rốt cuộc là lựa chọn duy nhất còn lại", Lauren tiết lộ.

Hiệu quả tránh thai của que cấy được Ủy ban Dịch vụ Sức khoẻ và Dân sinh Mỹ khẳng định lên tới 99%. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra khi Lauren mang thai song sinh khi mới chỉ cấy que tránh thai khoảng 3 tuần.

"Nói sốc không thôi thì cũng chưa đủ để mô tả cảm giác lúc đó", Lauren nhớ lại. "Suốt 17 năm bên nhau, tôi chỉ mang bầu khi cả hai vợ chồng đều lên kế hoạch có con. Nhưng giờ thì chúng tôi lại có thêm bé và bất ngờ hơn nữa, là cặp song sinh".

lauren-cotter-5851

Lauren trong lần sinh mổ 2 bé song sinh.

lauren-cotter-5858

Maya và Evie chào đời ở tuần thứ 27.

lauren-cotter-5846

NINTCHDBPICT000524501267-e1569225562113

lauren-cotter-5857

Cặp song sinh đáng yêu đã 15 tháng tuổi.

Khi mang thai một bé, mọi việc có vẻ suôn sẻ với Lauren. Nhưng với trường hợp song thai, các bác sĩ lo ngại về những nguy hiểm có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn thai nhi.

"Bác sĩ của tôi không hề giấu giếm điều gì. Bác sĩ cũng không dám chắc thai kỳ của tôi sẽ diễn tiến ra sao". Kết quả là Lauren được chỉ định phải đặc biệt giữ gìn và nghỉ ngơi hoàn toàn khi bước vào tuần thai thứ 19.

Nhưng đúng vào tuần thai 27, hai bé gái Maya và Evie chào đời, cân nặng lần lượt là 2,6kg - 2,4kg. Ban đầu, Evie gặp nhiều khó khăn hơn để sinh tồn bởi bé mắc chứng thoát vị hoành bẩm sinh (CDH) – cơ hoành không thể giữ cho ruột của bé ở đúng vị trí. Chỉ mới 5 ngày tuổi, Evie đã phải trải qua phẫu thuật mà theo nhận định của bác sĩ, sẽ giúp mang lại cho bé 50% cơ hội sống sót.

Giờ đây, cặp song sinh đáng yêu đã 15 tháng tuổi. Còn anh trai kế Harvey, 3 tuổi và chị cả Amelie, 5 tuổi.

Bà mẹ 4 con hiện làm giáo viên tiểu học tại Melbourne. Trước đó, cô đã đề nghị cắt bỏ ống dẫn trứng trong lần sinh mổ thứ ba để tránh bất cứ bất ngờ nào nữa. Lauren tâm sự: "Ben và tôi đúng là một cặp siêu 'mắn'. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc với mọi chuyện".

Hai tử cung (hay còn gọi là tử cung đôi) - uterus didephys - chỉ hiện tượng tồn tại 2 hệ sinh sản trong một cơ thể: 1 tử cung, cổ tử cung và âm đạo chia làm đôi, mỗi bên có kích thước bằng một nửa so với một tử cung khỏe mạnh bình thường. Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ bé gái sinh ra có tử cung đôi là 1/3.000.

Nguồn: NYT, Daily