Nghiêm túc đến mấy mà vào tay học sinh tiểu học thì nhiều bài tập tiếng Việt cũng trở thành truyện... tiếu lâm. Bạn còn nhớ "Pha đặt câu đi vào lòng đất" với từ "dịu dàng" của một học sinh tiểu học trước đây không? Trong khi các bạn cùng lớp đặt câu rất... khuôn mẫu là: Cô giáo em rất dịu dàng thì một "thanh niên" bỗng có màn đi ngược đám đông vô cùng bá đạo. Học sinh này đặt câu: Quả đào.... dịu dàng. Đi dạy mà gặp những pha làm bài "thần thánh" thế kia thì cô giáo không cần xem phim hài cũng đủ xả stress.

Trường hợp tại một trường tiểu học ở Tín Dương, Hà Nam, Trung Quốc ngày 7/3 mới đây cũng hài hước không kém. Giáo viên yêu cầu một học sinh nam trong lớp chọn trong các từ có sẵn: "Tôi/Con", "Khiêu vũ", "Hiệu trưởng", "Múa con công", "Ông nội", "Cành" và một số từ khác để tạo thành câu, cậu bé dễ thương đã làm liên tiếp 3 câu khiến cô giáo đứng hình.

Được yêu cầu ĐẶT CÂU với các từ cho sẵn, học sinh "trổ tài" 3 câu liên tiếp khiến cô giáo đỏ mặt tía tai: Sau này không còn mặt mũi gặp thầy hiệu trưởng - Ảnh 1.

Câu đầu tiên cậu bé làm là: Ông ơi, hiệu trưởng múa cho con một điệu múa chim công. Câu này rõ ràng không phải là câu trả lời mà giáo viên muốn, vì vậy cô giáo yêu cầu đứa trẻ đặt một câu mới.

Đứa nhỏ suy nghĩ một lúc rồi đọc câu mới: Ông nội múa chim công tặng thầy hiệu trưởng. Vẫn chưa hài lòng, cô giáo nói, câu này chưa hợp lý, ông già rồi không múa chim công. Tất nhiên thanh niên nhí lại phải nghĩ ra câu khác.

Lần này học sinh dừng lại suy nghĩ một hồi rồi chậm rãi nói câu cuối cùng: Hiệu trưởng múa chim công cho ông nội và tôi.

Cậu bé đặt 3 câu với vẻ mặt cực kỳ nghiêm túc khiến giáo viên Ngữ văn cảm thấy quá buồn cười nên đành bó tay, để cậu bé trở về chỗ ngồi hài hước nói: "Em đặt câu thế này thầy hiệu trưởng sẽ đuổi việc cô mất" khiến ai nấy cười đau ruột.

Được yêu cầu ĐẶT CÂU với các từ cho sẵn, học sinh "trổ tài" 3 câu liên tiếp khiến cô giáo đỏ mặt tía tai: Sau này không còn mặt mũi gặp thầy hiệu trưởng - Ảnh 2.

Đoạn video này đã gây ra những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, cư dân mạng đều tỏ ra thích thú trước sự ngây ngô và sáng tạo của em học sinh này: "Ngữ pháp câu vẫn ổn, chỉ là không đúng ý cô giáo thôi"; "Câu gốc có thể là "Tôi đã múa con công cho ông hiệu trưởng" nhưng tôi vẫn thích câu của em học sinh hơn"...

Tuy nhiên, theo nhận định của một số cư dân mạng, xét từ góc độ ngữ pháp, câu văn của cậu bé không có vấn đề gì, vấn đề là cô giáo đã lấy quan điểm của người lớn áp vào suy nghĩ của con trẻ. Trẻ sẽ nghĩ ngay từ đầu mình không múa được điệu múa chim công, múa là việc của người lớn nên phản ứng đầu tiên khi soạn câu là ông bà múa, hoặc hiệu trưởng múa. Điều này không có gì sai cả. Đáng lẽ ra cô giáo nên giải thích chứ không phải bác bỏ một cách cứng nhắc như vậy.


https://afamily.vn/duoc-yeu-cau-dat-cau-voi-cac-tu-cho-san-hoc-sinh-tro-tai-3-cau-lien-tiep-khien-co-giao-do-mat-tia-tai-sau-nay-khong-con-mat-mui-gap-thay-hieu-truong-20220312215006789.chn