Được công bố lần đầu tiên vào năm 2021, Toyota - nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới - đang thể hiện tham vọng khổng lồ khi sắp xây dựng xong thành phố bền vững không tưởng dưới chân một ngọn núi lửa đang hoạt động ở Nhật Bản.

Đó là thành phố Woven City. Ở chân ngọn núi Phú Sĩ.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 1.

Thành phố tương lai của Toyota

Siêu đô thị này sẽ là một cộng đồng tự trị hoàn toàn, nhằm mục đích để thử nghiệm các công nghệ mới như lái xe tự động, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong môi trường thế giới thực, Forbes thông tin.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 2.

Ảnh: Toyota/Woven City

Dự kiến, cuối năm 2024, Woven City sẽ đón khoảng 360 cư dân đầu tiên của mình đến sinh sống. Cuối cùng, số dân chính thức của nó là 2.000 người. Năm 2025, Toyota sẽ cho thực hiện những thử nghiệm ban đầu.

Theo thông tin từ Wonderfulengineering, Woven City trị giá hàng tỷ đô la Mỹ.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 3.

Ảnh: Toyota/Woven City

Toyota cho biết, Woven City rộng 708.000 mét vuông. Siêu đô thị này được ví như "phòng thí nghiệm sống" của Toyota nhằm thử nghiệm các nguyên mẫu phương tiện tự lái có thể tái sử dụng và tiết kiệm năng lượng, từ đó giúp mở rộng khả năng di chuyển và giải phóng tiềm năng của con người.

Nhà sản xuất ô tô dự kiến sẽ thu thập bộ dữ liệu khổng lồ từ việc sử dụng những chiếc xe không người lái được hướng dẫn bởi các cảm biến trong đèn chiếu sáng, tòa nhà và đường sá trong thành phố, nhằm giúp hãng hiểu hơn về các mô hình giao thông của cả ô tô và người đi bộ.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 4.

Ảnh: Toyota/Woven City

Khả năng kết nối này sẽ cho phép Toyota thử nghiệm cách thức hoạt động của công nghệ AI tiên tiến trong thế giới thực với rủi ro tối thiểu.

Hệ sinh thái được kết nối đầy đủ của thành phố được cung cấp năng lượng từ các nguồn năng lượng sạch như năng lượng Mặt trời, pin nhiên liệu hydro và năng lượng địa nhiệt.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 5.

Ảnh: Toyota/Woven City

Woven City dự kiến cũng sẽ có các "ngôi nhà thông minh" hoạt động gần như hoàn toàn bằng hydro, giúp giảm lượng khí thải để biến siêu đô thị độc đáo này trở nên bền vững và thân thiện với môi trường nhất có thể.

Cư dân của thành phố tương lai này sẽ được vận chuyển bằng ô tô tự động, và sống trong một môi trường không khí thải. Mọi vật dụng đều được trang bị công nghệ đỉnh cao.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 6.

Ảnh: Toyota/Woven City

Akio Toyoda, Chủ tịch kiêm CEO của Toyota (người sẽ từ chức vào ngày 1/4 tới, để trở thành Chủ tịch hội đồng quản trị) cho biết: "Xây dựng một thành phố hoàn chỉnh hệ thống cảm biến ngay từ đầu, thậm chí ở quy mô nhỏ như thế này, là cơ hội duy nhất để phát triển các công nghệ trong tương lai, bao gồm cả hệ điều hành kỹ thuật số cho cơ sở hạ tầng của thành phố.

Với việc con người, tòa nhà và phương tiện đều được kết nối và giao tiếp với nhau thông qua dữ liệu và cảm biến, chúng tôi sẽ có thể thử nghiệm công nghệ AI được kết nối ở cả thế giới ảo và vật lý, nhằm tối đa hóa tiềm năng của nó".

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 7.

Ảnh minh họa: Copilot

Ngoài công nghệ tiên tiến này, hầu hết các tòa nhà trong Woven City sẽ được xây dựng theo phong cách truyền thống Nhật Bản từ gỗ. Điều đó có nghĩa là, ngay cả những kỹ thuật thủ công này cũng sẽ được thực hiện bởi các robot được lập trình đặc biệt để thực hiện công việc lao động nặng nhọc, thay thế hoàn toàn con người.

Các chuyên gia dự đoán rằng, vào năm 2040, hơn 33 triệu xe tự hành sẽ được bán trên toàn cầu - nhưng ngày nay, ngay cả những chiếc xe tự lái tiên tiến nhất vẫn cần có sự giám sát của con người ở một mức độ nào đó.

Dưới chân núi lửa, Toyota xây căn cứ địa tỷ đô cho 2000 người ở: Cư dân được đối đãi theo cách khó ngờ - Ảnh 8.

Vào năm 2040, dự báo có khoảng hơn 33 triệu xe tự hành sẽ được bán trên toàn cầu. Ảnh: Copilot

Để áp dụng hoàn toàn ô tô tự lái, các thành phố cần được kết nối đầy đủ để truyền lượng dữ liệu khổng lồ cho phương tiện. Các cảm biến và camera nằm rải rác khắp các con đường, đèn giao thông và các tòa nhà có thể cung cấp dữ liệu đó cho ô tô, bao gồm mọi thứ từ kiểu thời tiết đến hành vi của người đi xe đạp. Sau khi ô tô tự lái có dữ liệu đó, chúng có thể xử lý và sử dụng dữ liệu đó để điều hướng trong thành phố một cách an toàn.

Hiện tại, các thành phố hiện đại chưa được thiết lập theo cách này – và đó là lý do tại sao Toyota đang xây dựng Woven City chứa đầy cảm biến ngay từ đầu.

Tin tức về việc dự án Woven City sắp hoàn thành xuất hiện không lâu sau khi những bức ảnh về tiến độ thực hiện dự án 'thành phố gương' khổng lồ The Line của Ả Rập Saudi được chia sẻ.

Woven City: Thành phố tương lai của Toyota. Nguồn: Toyota

Nguồn: Forbes, Toyota/Woven City, Metro.co.uk