Chuyện tình ái với cha và con
Dương Quý Phi (719 - 756), tên thật Dương Ngọc Hoàn, tự Thái Chân, sinh ra ở Tứ Xuyên. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim.
Dương Ngọc Hoàn được xếp trong hàng “Tứ đại mỹ nhân” của nước Trung Hoa cổ. Nếu Tây Thi có nét đẹp khiến cá phải lặn, Vương Chiêu Quân khiến chim sa, Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây thì Dương Ngọc Hoàn mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn.
Ở tuổi 17, Ngọc Hoàn được tiến cung hầu Thọ vương Lý Mạo, hoàng tử thứ 18 của nhà vua, trở thành Thọ vương phi. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Mạo được 3 năm, nhưng chuyện chăn gối chưa bao giờ có vì Lý Mạo còn nhỏ.
Đường Minh Hoàng tức Đường Huyền Tông là một ông vua tài giỏi và cũng rất đa tình. Sau khi sủng phi là Võ Huệ Phi mất, Huyền Tông ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng.
Cao Lực Sĩ (một hoạn quan được nhà vua tin dùng) đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này sẽ thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi.
Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương. Xem như việc Ngọc Hoàn xuất gia là đã thay đổi đời người, không còn là vợ của hoàng tử Lý Mạo nữa.
Lần đầu trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông mê mẩn ngay. Đường Huyền Tông lập nàng làm Quý phi, từ đó người ta thường gọi nàng là Dương Quý Phi. Nhà vua lại truy phong Dương Huyền Diễn - cha của Dương Quý Phi làm Thái úy vàTề Quốc Công.
Ba người chị của Dương Quý Phi lần lượt được phong là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân.
Vì sao Dương Ngọc Hoàn không được sắc phong ngôi hoàng hậu?
Dương Ngọc Hoàn từ vợ của Thọ Vương lại trở thành người đàn bà của Đường Minh Hoàng. Chính là nàng đã trải qua hai mối tình với cả hai cha con.
Đường Huyền Tông mặc dù vô cùng sủng ái Dương Quý Phi, vẫn không sắc phong bà lên ngôi Hoàng hậu, là bởi bà không thể sinh cho Hoàng đế một người con.
Trong các triều đại phong kiến, việc sắc phong hoàng hậu là một việc trọng đại, có sự can dự của các quần thần, chiếu thị khắp thiên hạ. Hoàng hậu phải là người toàn vẹn dung nhan và đức độ. Con đẻ của hoàng hậu sẽ được lập ngôi thái tử, sau này nối nghiệp đế vương. Vì vậy, ngôi vị hoàng hậu thường do quan hệ huyết thống mẫu – tử mà nên.
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, thái tử được lập từ nhiều năm và đã trưởng thành. Trong khi đó, Dương Quý Phi lại không có nổi một mụn con, nên Đường Huyền Tông hiểu rõ hơn ai hết nếu lập bà lên ngôi Hoàng hậu, sẽ gặp phải sự phản đối của Thái tử, Hoàng thọ vương Lý Dục và các quần thần, thậm chí có thể gây nên cuộc biến chính trong triều.
Thời bấy giờ, những người phụ nữ loạn luân như bà, mãi mãi không có đủ phẩm giá để được lên ngôi hoàng hậu. Hơn nữa, vì quá sủng ái bà nên vua Đường Huyền Tông đã phong cho những người thân cận của bà làm quan to trong triều.
Chỉ cần Dương Quý Phi được lên ngôi hoàng hậu, thì mọi quyền lực sẽ nằm trong tay họ cả, khi ấy sẽ khó lường trước được điều gì. Xét cho đến cùng, dù là thân thế, gia cảnh, nhân phẩm, bà đều không đủ tiêu chuẩn để lên làm hoàng hậu.
Việc vua sủng ái bà đã khiến triều đình bao phen sóng gió, cha con bất hòa. Nếu bà được phong làm mẫu nghi thiên hạ thì đúng là, thiên hạ chỉ có đại loạn, không có ngày yên.