Nhiều người thường than thở về EQ của bản thân. Trên thực tế, EQ cao hay thấp của một người đều thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc, và nhiều khi EQ quyết định thành bại của việc đó. Người có EQ thấp có thể sẽ phải đi đường vòng hoặc gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận mục tiêu đề ra.
Ngay cả với chuyện an ủi người khác, dù bạn có ý tốt nhưng nếu bạn sử dụng từ ngữ không đúng vẫn có thể gây ra phản tác dụng. Chính vì vậy, khi an ủi một ai đó, hãy cố gắng hạn chế nói 3 câu như dưới đây, nếu không bạn sẽ bị gán mác EQ thấp đó.
1. Vấn đề này tôi có thể hiểu được nỗi đau của bạn
Có thể bạn nghĩ một câu nói có khả năng gây sự đồng cảm sẽ giúp người khác cảm thấy dễ chịu hơn một chút. Bạn cho rằng bạn sẽ tạo ra được vị thế "người từng trải" và có tư cách để an ủi người khác đừng đau khổ nữa. Có thể bạn có ý tốt nhưng qua tai người khác, câu nói này của bạn rất có thể sẽ bị lý giải rằng vì tôi cũng từng đau khổ nên giờ bạn cũng đáng phải bị như thế.
Khi an ủi người khác, chúng ta không nên chọc thêm vào nỗi đau của họ. Trên thực tế, sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta dùng những lời an ủi không liên quan, vì vấn đề của người kia thực ra không nghiêm trọng đến thế.
2. Đừng nghĩ nhiều, tất cả cũng vì muốn tốt cho bạn
Mọi chuyện đã xảy ra rồi, và việc chúng ta an ủi người khác đừng nghĩ nhiều chắc chắn là không thực tế. Mặc dù đây là "câu cửa miệng" mà hầu hết mọi người dùng để an ủi người khác nhưng nó không thực sự mang lại sự an ủi cho đối phương, ngược lại, họ còn cảm thấy không phải chuyện của bạn nên bạn nói gì cũng được, bạn chỉ muốn chế giễu họ.
Nếu bạn đưa ra những phát ngôn tương tự nhiều lần, bạn sẽ nhận thấy nhiều người dần dần rời xa bạn, họ sẽ không tìm đến bạn để phàn nàn hay tìm sự an ủi nữa, bạn sẽ trở thành người cô đơn.
3. Đó chỉ là chuyện nhỏ, trước kia tôi còn khổ hơn
Nhiều người cho rằng an ủi người khác có nghĩa là khiến họ cảm thấy mình còn khổ hơn họ, nhưng thực tế thì ngược lại, câu nói của bạn chỉ chứng tỏ "tôi" trước đây khổ hơn bạn chứ giờ tôi hết khổ rồi và bằng cách này, bạn đã khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Những lời nói dễ bị hiểu lầm như vậy sẽ khiến đối phương cảm thấy khó chị. Người có EQ cao thường trực tiếp đưa ra giải pháp cho đối phương, để đối phương tự giải quyết chứ không mang nỗi bất hạnh của nhau ra mà so sánh.
Kết
Nhìn chung, EQ cao hay thấp liên quan mật thiết đến cách nói chuyện, an ủi mỗi người có hiệu quả khác nhau. Thế nhưng trên hết, điều quan trọng nhất khi an ủi người khác vẫn là sự chân thành và sự cảm thông sâu sắc. Chúng ta nên lựa chọn lời lẽ cẩn thận, từng bước tiếp cận tâm trạng của người đối diện và cung cấp sự hỗ trợ tinh tế mà không làm tổn thương họ. Thấu hiểu và chia sẻ một cách tế nhị sẽ giúp chúng ta trở thành người bạn đồng hành đáng quý trong những lúc khó khăn của người khác.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng mỗi hành động và từng lời nói của chúng ta đều có sức mạnh to lớn trong việc xây dựng hoặc phá hoại niềm tin và mối quan hệ. Nâng cao EQ không chỉ là nghệ thuật ứng xử thông minh mà còn là bước đi cần thiết để chúng ta trở nên tử tế và đáng tin cậy hơn trong mắt mọi người.