Mỗi khi nhắc đến biện pháp ngăn chặn COVID-19, nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ tới vaccine. Đúng vậy, việc tiêm phòng và thực hiện các biện pháp 5K bảo vệ chúng ta khỏi việc nhiễm bệnh nặng, nhưng dù vậy vẫn có những trường hợp mắc bệnh dù cho có tiêm đủ vaccine.
Các triệu chứng chính của COVID-19 bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau họng, tiêu chảy, tắc nghẽn hô hấp, khó thở, mất vị giác hoặc khứu giác. Các triệu chứng nặng của COVID-19 bao gồm môi tím tái, khó thở, tức ngực...
Đối với những trường hợp nhiễm COVID-19 thể nhẹ, nhiều loại thực phẩm có sẵn trong gian bếp có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do COVID-19 gây ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn phục hồi sau COVID nhanh hơn.
Dưới đây là những thực phẩm mà F0 nên ăn nhiều để nhanh khỏi bệnh và những thực phẩm mà F0 nên tránh sử dụng.
5 món ăn mà F0 nên tăng cường để khỏi bệnh nhanh
1. Súp gà
Tiến sĩ Julie Miller Jones, giáo sư danh dự về dinh dưỡng tại Đại học St. Catherine ở St. Paul, Minnesota, cho biết: Súp gà tốt hơn hẳn các loại súp khác, nó có thể làm tăng lưu lượng chất nhầy và loại bỏ vi rút. Lý do là vì trong súp gà có chứa một loại axit amin quý báu được gọi là cysteine, chất này có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của chất nhầy. Loại súp gà tự nấu (chứ không phải đóng hộp) là loại giàu cysteine nhất.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Tiến sĩ Jones nói rằng COVID-19 gây ra chứng viêm trong cơ thể giống như bất kỳ loại vi rút nào khác. Vì vậy, khi bạn bị nhiễm trùng bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm có đặc tính chống viêm.
Ngũ cốc nguyên hạt chính là nhóm thực phẩm có lợi ích chống viêm mà bạn nên ăn nhiều khi mắc COVID. Trong một bài đánh giá về chín thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, được xuất bản vào tháng 10 năm 2018 trên tạp chí Medicine, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ăn ngũ cốc nguyên hạt có liên quan đến việc giảm các dấu hiệu viêm ở 838 người trong chín nghiên cứu và quần thể khác nhau được nghiên cứu.
Yến mạch, bắp rang bơ, gạo lứt và bánh mì nguyên cám là những loại ngũ cốc nguyên hạt bổ ích và phổ biến nhất.
3. Trái cây, rau xanh
Việc tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin rất cần thiết đối với sức khỏe dù cho bạn đã nhiễm COVID hay chưa. Trái cây và rau xanh đều là thực phẩm chống viêm, có lợi trong việc đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 năm 2021 trên tạp chí Gut cho thấy rằng chế độ ăn uống dựa trên thực vật (có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như chế độ ăn thuần chay hoặc ăn chay) không chỉ giảm nguy cơ mắc COVID-19 mà còn giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đối với những người đã nhiễm vi-rút.
Dưa hấu, khoai tây, dưa chuột... là những thực phẩm có hàm lượng nước cao mà F0 nên tăng cường.
4. Các loại cá béo
Theo Mayo Clinic, các nguồn axit béo omega-3 bao gồm cá (như cá hồi, cá tuyết và cá mòi) có thể giúp giảm viêm nhiễm COVID-19, theo một đánh giá nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2020 trên tạp chí Nhiễm trùng & Hóa trị.
Các nhà nghiên cứu đó gợi ý rằng các axit béo omega-3 có thể giúp giảm thiểu chứng viêm và có thể có tác dụng kháng vi-rút.
5. Trà ấm mật ong
Giống như súp gà, trà ấm có thể giúp phá vỡ chất nhầy, đi theo cơ thể qua đường ho, đồng thời mang theo vi rút. Thay vì đường, hãy thêm mật ong vào trà của bạn. Một tách mật ong trước khi đi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn khi bạn nhiễm COVID và nó cũng có đặc tính kháng khuẩn giúp cải thiện phản ứng miễn dịch.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 12 năm 2018 trên tạp chí Clinical Nutrition về những bệnh nhân nhập viện vì cơn đau tim cấp tính kèm theo các vấn đề về giấc ngủ ở Iran: Khi họ uống sữa pha mật ong 2 lần/ngày trong 3 ngày, giấc ngủ đã được cải thiện rõ rệt. Về tác dụng kháng khuẩn của mật ong, nhiều nghiên cứu trước đây đã lưu ý rằng mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
3 món mà F0 tại nhà cần hạn chế sử dụng
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Loại thực phẩm này có nhiều muối làm tăng khả năng bệnh nhân bị viêm và nhiễm axit. Điều này có thể gây khó chịu cho cơ thể và dẫn đến các biến chứng hoặc các triệu chứng khác như nôn mửa hoặc nhiễm trùng dạ dày.
Thay vào đó, F0 nên tiêu thụ thực phẩm tươi với ít hơn 5 gam muối hàng ngày được WHO khuyến nghị. Ngoài ra, bệnh nhân phải tránh ăn thức ăn từ bên ngoài vì nó có thể bị nhiễm trùng hoặc không hợp vệ sinh.
2. Tránh ăn quá nhiều chất béo
Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol LDL (có hại); Cholesterol LDL cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đây là một trong những mối quan tâm chính ở những bệnh nhân dương tính với COVID. Do đó, bệnh nhân không nên ăn quá 10% lượng chất béo bão hòa trong lượng calo hàng ngày. F0 nên tiêu thụ chất béo lành mạnh như trứng, bơ (cũng giàu chất xơ) và trái cây khô như quả hạch, hạnh nhân và hạt điều.
3. Tránh uống cà phê, trà hoặc đồ uống có chứa caffein
Những thức uống này có thể dẫn đến tình trạng mất nước của cơ thể và có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Thay vào đó, hãy uống nhiều nước lọc vì nó giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể con người. Hạn chế uống nước trái cây có đường và đồ uống có ga vì nghĩ rằng chúng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, thay vào đó nên uống nước dừa tươi, súp rau nóng hoặc sữa nghệ nóng.
Hãy loại bỏ tất cả đồ uống lạnh và chuyển sang đồ uống có nhiệt độ phòng hoặc độ nóng khi là F0. Hãy uống trà thảo mộc không chứa caffeine hoặc mật ong chanh gừng trong nước ấm vì nó thực sự tốt cho sức khỏe.