Trong mâm cỗ cúng giao thừa hay cúng gia tiên ngày Tết đã từ lâu không thể thiếu con gà luộc. Dù đây đã là một tập tục có từ lâu đời, được chúng ta làm đi làm lại mỗi năm nhưng thực tế thì không phải ai cũng biết cách nên đặt gà ở hướng nào để cúng, hay cứ để đâu đó cũng được.

Theo quan niệm dân gian, cúng giao thừa là một hình thức tiễn đưa quan quân cai quản năm cũ và đón quan quân cai quản năm mới. Do đó, cách đặt gà cúng cũng khá quan trọng. Nhiều gia đình thường hay quay miệng gà ra ngoài, phao câu vào trong với quan niệm gà sẽ đón quan quân cai quản năm mới, đồng thời gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho biết, gà cúng khi đặt trên bàn thờ nên được quay đầu về bát hương. Đây là tư thế được gọi tên là "gà đang chầu", tức miệng há, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên. Khi đặt gà quay đầu ra ngoài có nghĩa là gà không chịu chầu, điều này không nên.

Gà cúng giao thừa phải đặt thế này mới chuẩn, không thì “hỏng bung bét” hết cả - Ảnh 1.

Gà cúng khi đặt trên bàn thờ nên được quay đầu về bát hương (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, cũng có một luồng ý kiến khác cho rằng việc đặt gà quay đầu ở hướng nào không quan trọng, chủ yếu là cái tâm của người cúng, của gia chủ. Bởi trong văn hóa thờ cúng thần linh từ xa xưa, chỉ cần một miếng thịt, ít muối là đã đủ để cúng giao thừa, cúng ông bà tổ tiên rồi. Sau này, khi cuộc sống dư dả, đời sống mọi người khá hơn mới bắt đầu có tập tục cúng gà.

Nếu chọn cúng gà, bạn nên sử dụng gà trống và cho gà ngậm một bông hoa. Gỡ dây buộc gà ra (nếu có) rồi đặt trên đĩa to, ngay ngắn, tiết và lòng đặt dưới bụng gà. Nếu sử dụng gà mái, bạn có thể chặt thành từng miếng nhỏ nhưng lưu ý nên chặt khi gà đã nguội để tránh miếng gà bị nát, méo mó. Không nên thay gà luộc bằng gà rán, gà quay vì không còn thể hiện lòng thành kính.

(Nguồn: Tổng hợp)