Những ngày này, đến Huế, ghé qua ngôi chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi, vẻ đẹp trong lành của những đóa sala lạ lẫm sẽ làm dịu đi cái oi nóng cuối mùa. Cây sala còn có tên khác là cây Vô Ưu, Ngọc Kỳ Lân hay Hàm Rồng. Loài hoa lạ có nguồn gốc từ Ấn Độ này gắn liền với truyền thuyết về Phật Thích Ca. Tương truyền, Đức Phật được hoàng hậu Maya sinh dưới gốc cây sala. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn cũng truyền lại rằng Đức Phật đã nhập diệt dưới 2 gốc cây hoa sala, khi Ngài nằm dưới gốc cây nghỉ thì bỗng toàn cây nở hoa đỏ rực, cánh hoa rơi xung quanh Ngài như mưa sa.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 1.

Hoa sala gắn liền với truyền thuyết về Đức Phật Thích Ca.

Trong văn hóa Ấn Độ, hoa sala tượng trưng cho thân hình của người phụ nữ. Còn đối với Phật Giáo, hoa sala chính là hình ảnh của sự thấu hiểu và cảm nhận cuộc sống với cái nhìn thuần khiết, vô ưu.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 2.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 3.

Cái tên Vô Ưu của hoa xuất phát trong quan niệm của Phật giáo.

Giống như Huế, hoa sala – với đúng ý nghĩa của nó mang lại cảm giác an yên và tĩnh lặng đến lạ kỳ. Đó là cảm giác người ta khó có thể cảm nhận được ở bất kì đâu ngoài Huế và những ngôi chùa.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 4.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 5.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 6.

Hoa sala có hình dáng rất giống hoa sen.

Hoa có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, mang một vẻ đẹp rất riêng, có mùi thơm thanh thoát. Bất kể xuân, hạ, thu, đông, những đóa sala vẫn nở rộ trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 7.

Quả của cây sala rất to, có thể nặng tới 4kg nhưng không ăn được.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 8.
Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 9.

Càng về tối, hoa sẽ càng tỏa hương thơm.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 10.Hoa sala to gần bằng một bàn tay con gái và có 6 cánh.

Hoa sala còn là dược liệu quý nhờ chứa các chất kháng sinh, kháng nấm, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau. Nước ép từ lá của cây có thể chữa các bệnh ngoài da.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 11.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 12.

Vẻ đẹp của hoa sala cũng trầm tư và yên bình như Huế.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 13.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 14.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 15.

Ghé Huế, vào chùa Thiên Mụ 400 năm tuổi ngắm những đóa sala - hoa của sự yên lành - Ảnh 16.

Bất kỳ ai đến Chùa Thiên Mụ đều trầm trồ trước vẻ đẹp của loài hoa này.

Hoa sala mang một nét rất riêng, rất yên bình, và rất hợp với Huế, đến mức nhiều người đã nghĩ nó là loài hoa dành riêng cho Huế - vùng đất của những lăng tẩm đền đài cổ kính và trầm tư. Đến với Huế, chắc hẳn không ai muốn lỡ dịp ghé Chùa Thiên Mụ, và cũng không ai cưỡng nổi vẻ đẹp của hoa sala tĩnh lặng một góc chùa.