Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Vanderbilt, Mỹ và được công bố trên The Journal of Clinical Investigation (Tạp chí điều tra lâm sàng) cho thấy muối có liên quan đến việc tăng cân.

Trong suy nghĩ truyền thống của nhiều người, thực phẩm mặn sẽ khiến họ uống nước nhiều hơn. Nhưng các nhà khoa học nhận thấy sau khi làm giảm cơn khát sẽ khiến cho họ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Đây được xem là hội chứng chuyển hóa, dẫn tới bệnh tiểu đường và các bệnh khác nghiêm trọng hơn. Mặt khác, muối cũng ảnh hưởng tới lượng dopamine, thúc đẩy sự bài tiết, khiến cơ thể luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

Gia vị "nhẵn mặt" trong bữa ăn của mọi gia đình không ngờ lại béo hơn cả đường, xem xong chị em sẽ không dám dùng nhiều nữa - Ảnh 1.

Muối ảnh hưởng tới lượng dopamine, thúc đẩy sự bài tiết, khiến cơ thể luôn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn.

Một số thực phẩm đóng gói có chứa hàm lượng muối cao như:

- Thịt hun khói

- Thức ăn đông lạnh

- Thức ăn đóng hộp

- Các loại hạt rang muối

- Phô mai chế biến sẵn

- Bánh quy giòn.

Gia vị "nhẵn mặt" trong bữa ăn của mọi gia đình không ngờ lại béo hơn cả đường, xem xong chị em sẽ không dám dùng nhiều nữa - Ảnh 2.

Ngoài thịt đóng gói sẵn và đồ nguội, một số thực phẩm đóng hộp từ rau củ, đậu cũng chứa lượng muối cao.

Ngoài thịt đóng gói sẵn và đồ nguội, một số thực phẩm đóng hộp từ rau củ, đậu cũng chứa lượng muối cao. Mặc dù một số thực phẩm không có vị mặn nhưng nó vẫn có chứa lượng natri lớn.

Vì vậy, bên cạnh việc đọc kỹ thành phần và cần rửa sạch thực phẩm ngâm dưới vòi nước lạnh để loại bỏ muối dư thừa. Khi nấu ăn, nên sử dụng thảo mộc và gia vị tự nhiên thay thế.

Những hậu quả xấu khác khi ăn quá nhiều muối

1. Cơ thể bị phù nề

Ăn nhiều muối dễ gây phù nề, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, làm tăng huyết áp. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều các món ăn chứa nhiều muối như rau củ ngâm sẽ khiến bạn bị đau đầu, làm tăng sự căng thẳng cho hệ thống tim mạch và mạch máu.

2. Huyết áp cao, tim mạch

Khi ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ phải tích nước để làm loãng muối. Lượng nước tăng thêm này sẽ làm tăng thể tích máu, khiến tim hoạt động mạnh hơn, tạo áp lực vào các mạch máu. Theo thời gian, áp lực này có thể làm tăng huyết áp và làm hỏng mạch máu, khiến chúng cứng hơn, gây ra nguy cơ đột quỵ, đau tim và suy tim.

Gia vị "nhẵn mặt" trong bữa ăn của mọi gia đình không ngờ lại béo hơn cả đường, xem xong chị em sẽ không dám dùng nhiều nữa - Ảnh 3.

Để giảm huyết áp và nguy cơ mắc bệnh tim, Tổ chức tim mạch khuyến cáo người lớn nên ăn ít hơn 5gr muối (2000mg natri) mỗi ngày, tương đương ít hơn 1 muỗng cà phê.

3. Các bệnh khác

Lượng natri quá mức cũng có liên quan tới một số căn bệnh khác như sỏi thận, phì đại thất trái (cơ tim dày), loãng xương. Lượng muối cao làm tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu, điều này cũng có thể góp phần gây loãng xương và tăng nguy cơ gẫy xương.

Tăng natri trong máu là một tình trạng rất nghiêm trọng xảy ra khi nồng độ natri tăng quá cao, có thể dẫn tới tử vong.

Cách ăn muối không gây hại cho sức khỏe

1. Thay đổi muỗng (thìa)

Rất nhiều người sử dụng muỗng quá to, dẫn tới nêm quá tay làm thức ăn mặn và cố "chữa cháy" bằng cách loại gia vị khác. Do vậy, chỉ cần thay đổi muỗng nhỏ hơn là mọi người có thể hạn chế được tình trạng tiêu thụ muối quá nhiều.

Gia vị "nhẵn mặt" trong bữa ăn của mọi gia đình không ngờ lại béo hơn cả đường, xem xong chị em sẽ không dám dùng nhiều nữa - Ảnh 5.

2. Ăn ít thực phẩm như dưa chua, thịt ngâm

Các món ngâm lúc nào cũng ngon miệng, nhưng những thực phẩm này thường chứa hàm lượng muối cao. Ăn càng nhiều càng nguy hiểm tới sức khỏe.

3. Chọn đúng gia vị

Việc hạn chế sử dụng hạt nêm, nước tương, muối... sẽ giúp cơ thể tránh nạp natri quá nhiều. Thay vào đó, mọi người có thể chọn các loại muối có hàm lượng natri thấp và sử dụng muối càng ít càng tốt.

Theo Kknews, Medicalxpres