Giác hơi - chủ đề đang bàn tán xôn xao tại Thế vận hội
Chúng ta đang đứng trong Thế vận hội năm 2016. Cái bạn quan tâm chính là những vận động viên có những màn trình diễn tuyệt vời tại cuộc thi. Giống như nhiều người, bạn cũng tò mò muốn biết các vận động viên ấy ăn gì, làm thế nào để họ tập luyện tốt như vậy? Làm thế nào để Michael Phelps có thể chiến đấu không biết mệt mỏi như vậy?
Lần đầu tiên Michael Phelps (vận động viên người Mỹ) xuất hiện trong kỳ Olympic đầu tiên của mình với những đốm được phủ khắp lưng, vai, mọi người đã thường xuyên bàn tán về giác hơi - một kỹ thuật chữa bệnh cổ xưa bắt nguồn từ Trung Quốc. Theo đó, người ta sử dụng ly hút không khí sau khi úp lên lưng giống như massage để chữa bệnh.
Bạn có thể hiểu đơn giản giác hơi giống như "massage ngược". Thay vì dùng tay day bấm trên các cơ bắp, bạn sẽ sử dụng giác hút để nâng mô lên. Lợi ích mà bạn có được chính là cải thiện lưu thông kinh mạch ở những khu vực trên cơ thể đang có vấn đề, do đó chúng giúp giảm co cứng cơ, chuột rút, loại bỏ các vết sẹo và thúc đẩy quá trình chữa bệnh được nhanh hơn. Ly giác hơi có thể để lại trên cơ thể trong vòng 5-10 phút tại chỗ cố định, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ và để lại những dấu chấm bầm tím.
Mặc dù giác hơi có thể làm bùng lên những ngọn lửa, trông thực sự rất khủng khiếp và rõ ràng nhưng không khiến bạn bị thương. Một điều phải nhấn mạnh với bạn là những vết thâm tím trên lưng, vai khi giác hơi xong hoàn toàn không phải do những ngọn lửa bùng cháy.
Sau khi hình ảnh của Michael Phelps được công chiếu trên truyền hình khắp thế giới, nhiều người bị cuốn hút theo những chấm tròn trên lưng của anh chàng vận động viên này và tìm đến giác hơi. Không phải là vận động viên nhưng với dân văn phòng, thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính hàng giờ, bệnh đau vai gáy, đau cổ, đau lưng… là hiện tượng thường xuyên xảy ra. Điều đặc biệt là họ muốn tìm đến giác hơi để chữa những căn bệnh này nhanh chóng, hiệu quả.
Quy trình giác hơi được thực hiện như sau: Người muốn giác hơi sẽ được dẫn vào một phòng nhỏ, ấm cúng, có sử dụng nến lung linh và mùi dầu thơm dễ chịu. Sau khi nằm xuống giường, nhân viên sẽ sử dụng một loại kem dưỡng làm mát lưng, trước khi nhúng miếng bông trong rượu và đặt nó lên ngọn lửa. Cẩn thận đặt ngọn lửa bên trong cốc và nhanh chóng đặt lên lưng. Cái nóng không chạm vào da bạn nhưng bạn sẽ phải giật mình vì áp lực dữ dội, giống như một cái gì đó hút lưng mình lên bằng một vật kẹp cứng rất chặt. Sau đó trượt ly lên xuống trên vai, dọc hai bên cột sống, thắt lưng. Người được thực hiện sẽ bắt đầu cảm thấy quen thuộc và thư giãn dần. Giác hơi đánh bay sự căng thẳng, cơ bắp được thư giãn hoàn toàn. Những dấu chấm đỏ cho thấy máu và bạch huyết đang đi vào khu vực đó, chứng tỏ giác hơi đang phát huy hiệu quả.
Việc để lại những vết bầm tím lớn và những bức ảnh được chụp lại có thể khiến bạn bị ám ảnh ngay cả trong giấc mơ nhưng điều đó chứng tỏ giác hơi đã được thực hiện một cách chuẩn xác. Tuy vậy, rất nhiều người đã đăng ảnh sau khi giác hơi lên Instagram và cho rằng đó là hậu quả của cách chữa bệnh này.
Chuyên gia nói gì về giác hơi để giảm đau nhanh chóng?
Câu chuyện giác hơi đem lại rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia. Nghiên cứu vào năm 2012 trên 62 người bị đau cổ mãn tính điều trị bằng giác hơi đã giảm đau sau 12 tuần. Một thí nghiệm vào năm 2012 trên 41 bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối cũng cho thấy, giác hơi giúp họ giảm đau rất nhiều sau 4 tháng điều trị, so với những người viêm khớp đầu gối không sử dụng giác hơi.
Chuyên gia nói gì về giác hơi để giảm đau nhanh chóng?
Câu chuyện giác hơi đem lại rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia. Nghiên cứu vào năm 2012 trên 62 người bị đau cổ mãn tính điều trị bằng giác hơi đã giảm đau sau 12 tuần. Một thí nghiệm vào năm 2012 trên 41 bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối cũng cho thấy, giác hơi giúp họ giảm đau rất nhiều sau 4 tháng điều trị, so với những người viêm khớp đầu gối không sử dụng giác hơi.
Một số chuyên gia lại nghi ngờ cách chữa bệnh bằng giác hơi, cho rằng đây là cách chữa bệnh không có cơ sở khoa học. Theo các chuyên gia Tây y, cách chữa bệnh này tương tự như xoa bóp sâu vào mô, chỉ có thời gian mới trả lời được liệu pháp này an toàn hay kém an toàn với người sử dụng.
Một đánh giá rà soát vào năm 2010 của Công ty Bổ sung và Thay thế Dược phẩm BMC (Mỹ) từ 500 nghiên cứu lâm sàng về giác hơi đưa ra kết luận: “Hiệu quả điều trị dài hạn của giác hơi hoàn toàn không có căn cứ nhưng liệu pháp này đúng là an toàn, được khẳng định nhờ thử nghiệm trong thời gian khá dài”.
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, giác hơi là cách dùng hơi nóng tạo thành một áp suất âm trong ống giác, làm ống giác bị hút chặt vào da chỗ giác, từ đó tạo nên những vết giác có cảm giác ấm nóng và hiện tượng xung huyết hoặc tụ huyết để chữa bệnh, giảm mệt mỏi.
“Giác hơi đặc biệt có hiệu quả với người bị cảm, có tác dụng giải cảm, người đang ốm đau sẽ khỏe mạnh. Mục đích chính của giác hơi là đưa máu độc ra bên ngoài giúp khí huyết lưu thông, thông kinh, hoạt huyết, điều trị trong các trường hợp bị cảm, đau nhức cơ thể. Sau khi giác hơi xong, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ người hơn”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Tuy nhiên, vị lương y này cho rằng, mỗi khi bị cảm hay đau nhức, bạn chỉ nên giác hơi 1-2 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. “Phụ nữ có thai nếu sử dụng giác hơi rất dễ bị sảy thai vì hoạt huyết. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác muốn sử dụng giác hơi để cảm thấy dễ chịu hơn cũng là điều không nên. Những đối tượng này khi sử dụng giác hơi sẽ không nhận được tác dụng, thậm chí bị chảy máu, mất máu rất nguy hiểm”, ông Minh nói.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh ưa chảy máu, sốt cao, co giật, da bị tổn thương, giãn tĩnh mạch, phù toàn thân, lao phổi, thổ huyết, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người quá suy nhược hoặc cơ thể đang quá đói, quá no, quá khát cũng không được sử dụng giác hơi.
Do đó, theo vị lương y này, trước khi tìm đến giác hơi, bạn cần phải hiểu rõ bản chất những cơn đau nhức và sự mệt mỏi trong cơ thể. Đây là một hình thức để xả hơi, những người yếu do bị bệnh nặng thì không được phép sử dụng.