Gửi tới những người đã, đang và sẽ trải qua quãng đời đẹp nhất – tuổi trẻ, mong bạn hãy dành một ít thời gian xem và ngẫm về cuộc sống của mình thông qua bộ phim Giai Điệu Tuổi Trẻ.
Đề tài nhiệt huyết tuổi thanh xuân không mới trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh Trung Quốc ngày nay nhưng hiếm có bộ phim nào lại khiến cho tôi không chỉ xem mà còn ngẫm nhiều đến vậy như Giai Điệu Tuổi Trẻ. Phim mở đầu gây ấn tượng khó phai trong lòng tôi, bởi sự quyết tâm hiện rõ trên từng nét mặt của năm bạn trẻ. Họ chạy thể dục nhưng cũng là tăng tốc cho cuộc chạy đua với chính mình vào đời. Để rồi ngày mai khoác lên mình lễ phục tốt nghiệp và bước ra trường đời.
Đời không như trong mơ
Phim xoay quanh cuộc sống sau khi tốt nghiệp đại học của những thanh niên trẻ. Họ chuyển từ giai đoạn “lý thuyết” đến “thực tiễn” với lòng nhiệt huyết thanh xuân, khát khao hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng đúng như Uông Vũ Hàng đã nhận ra: “Những ngày tháng đã qua, thuở ban đầu trong sáng đã tiêu tan theo khói. Tức giận không là gì, hơn tất cả là nỗi sợ hãi. Đúng là trường học không như trường đời nhưng thật không ngờ nó trần trụi, phũ phàng đến mức tôi mất đi tình bạn chân thành nhất. Tôi sẽ còn mất những gì nữa đây? Tôi thật không muốn và không dám tưởng tượng.”
Câu chuyện diễn ra với sự nghiệt ngã vốn có của cuộc đời. Dần dần, trong mắt những bạn trẻ như Vũ Hàng, Hiểu Đường, Thiên Thiên, Ninh Hạo, màu hồng của trường đời trở thành màu xám, họ chọn “lảng tránh và mỉm cười trong nước mắt”. Tương lai còn những gì đang đợi họ? Mỗi tập phim qua đi, câu hỏi đó luôn ám ảnh tôi. Khi nào thì sẽ “có một ô cửa” thuộc về họ? Bởi vậy mà càng xem phim, càng thấy mình mong chờ giây phút họ thành công.
Bản nhạc có nốt thăng nốt trầm
Xem phim của Trung Quốc để ngẫm về thực trạng Việt Nam. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên ra trường, họ mang trong mình bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân muốn làm giàu cho bản thân và cống hiến cho đất nước. Nhưng biết bao nhiêu sinh viên bằng khá, bằng giỏi vẫn thất nghiệp đấy thôi, bao nhiêu hoài bão, ước mơ vẫn bị chôn vùi ở một môi trường làm việc mà bản thân phải chấp nhận “làm trái nghề”. Đó dường như là quy luật tất yếu của cuộc sống, khắc nghiệt nhưng nếu vượt qua được, mỗi chúng ta sẽ làm nên thành công.
Trở về với bộ phim Giai Điệu Tuổi Trẻ – bản nhạc có nốt thăng nốt trầm. Ở đó, chúng ta sẽ cùng khóc cùng cười với những người bạn trẻ để rồi đọng lại là những triết lý mà có lẽ chỉ có trải nghiệm mới được hình thành. Ở đó, chúng ta sẽ được hòa mình vào tình bạn ấm áp, lý tưởng đẹp và tình thân gia đình. Phim chỉ mới chiếu những tập đầu tiên, cả một quãng đường dài đang đợi các nhân vật trong tương lai. Tôi tin, những vấp ngã, nản chí của bước đầu ra trường đó sẽ sớm trở thành bài học để Vũ Hàng và bạn của mình nhận ra rằng “Phía trước là bầu trời”.
Đề tài nhiệt huyết tuổi thanh xuân không mới trong tiểu thuyết cũng như phim ảnh Trung Quốc ngày nay nhưng hiếm có bộ phim nào lại khiến cho tôi không chỉ xem mà còn ngẫm nhiều đến vậy như Giai Điệu Tuổi Trẻ. Phim mở đầu gây ấn tượng khó phai trong lòng tôi, bởi sự quyết tâm hiện rõ trên từng nét mặt của năm bạn trẻ. Họ chạy thể dục nhưng cũng là tăng tốc cho cuộc chạy đua với chính mình vào đời. Để rồi ngày mai khoác lên mình lễ phục tốt nghiệp và bước ra trường đời.
Phim xoay quanh cuộc sống sau khi tốt nghiệp đại học của những thanh niên trẻ. Họ chuyển từ giai đoạn “lý thuyết” đến “thực tiễn” với lòng nhiệt huyết thanh xuân, khát khao hiện thực hóa ước mơ của mình. Nhưng đúng như Uông Vũ Hàng đã nhận ra: “Những ngày tháng đã qua, thuở ban đầu trong sáng đã tiêu tan theo khói. Tức giận không là gì, hơn tất cả là nỗi sợ hãi. Đúng là trường học không như trường đời nhưng thật không ngờ nó trần trụi, phũ phàng đến mức tôi mất đi tình bạn chân thành nhất. Tôi sẽ còn mất những gì nữa đây? Tôi thật không muốn và không dám tưởng tượng.”
Bản nhạc có nốt thăng nốt trầm
Xem phim của Trung Quốc để ngẫm về thực trạng Việt Nam. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên ra trường, họ mang trong mình bầu nhiệt huyết tuổi thanh xuân muốn làm giàu cho bản thân và cống hiến cho đất nước. Nhưng biết bao nhiêu sinh viên bằng khá, bằng giỏi vẫn thất nghiệp đấy thôi, bao nhiêu hoài bão, ước mơ vẫn bị chôn vùi ở một môi trường làm việc mà bản thân phải chấp nhận “làm trái nghề”. Đó dường như là quy luật tất yếu của cuộc sống, khắc nghiệt nhưng nếu vượt qua được, mỗi chúng ta sẽ làm nên thành công.