Thống kê cho thấy, việc đau đẻ tự nhiên của các mẹ bầu thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng. Theo kết quả nghiên cứu của nhà khoa học Anh Jena Pincott được ghi chép trong cuốn sách mới viết về thai kỳ, các cơn co chuyển dạ thường bắt đầu từ khoảng giữa đêm tới 4h sáng. Trong khi đó, một nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian hơn 10 năm bởi Đại học thành phố London đã kết luận rằng thời gian sinh nở phổ biến nhất là vào 4 giờ sáng sau khi nghiên cứu hơn 5 triệu ca sinh.

Giải mã câu hỏi vạn người thắc mắc “Vì sao mẹ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm” - Ảnh 1.

Thời gian các bé chào đời phổ biến nhất là vào khoảng 4 giờ sáng (Ảnh minh họa).

Thực tế tại các bệnh viện phụ sản cũng cho thấy các ca sinh vào ban đêm cũng đặc biệt nhiều hơn ban ngày. Nếu được lựa chọn, chắc chắn các mẹ sẽ mong muốn được sinh vào ban ngày, sau khi đã ngủ no nê, có đầy đủ sức khỏe để đón con chào đời. Vậy nhưng các bé có vẻ thích ra ngoài khi mặt trời đã lặn hơn. Lý do tại sao vậy?

1. Tác động của hormone nội tiết

Trong những ngày cuối thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra hormone melatonin và oxytocin để thúc đẩy cơn co tử cung, dẫn đến sinh con tự nhiên. Hai loại hormone này có đặc tính đặc biệt là hoạt động mạnh vào ban đêm và đạt đỉnh điểm sau 0 giờ.

Vào ban ngày, quá trình tiết melatonin và oxytocin sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Còn sự yên tĩnh và thoải mái vào ban đêm sẽ giúp hai hormone này tiết ra ổn định hơn, từ đó dẫn đến tỉ lệ sinh con ban đêm cao hơn ban ngày.

Giải mã câu hỏi vạn người thắc mắc “Vì sao mẹ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm” - Ảnh 2.

Ban đêm là thời điểm 2 hormone quan trọng cho sinh nở là melatonin và oxytocin tiết ra mạnh nhất (Ảnh minh họa).

2. Tâm lý ổn định hơn

Các nhà tâm lý học tiến hóa nhận định, hiện tượng chuyển dạ và sinh thường xảy ra vào ban đêm vì đây là thời điểm con người cảm thấy an toàn nhất, bình tĩnh và ít bị phân tâm nhất nên nó được chọn là khoảng thời gian thích hợp để cho một mầm sống mới ra đời.

3. Tập tính tự nhiên của con người từ thời nguyên thủy

Thời nguyên thủy, con người sống phụ thuộc và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên nhiên. Để đề phòng các loại thú dữ ăn thịt cực kỳ nguy hiểm, người nguyên thủy thường chọn sống trong hang đá. Ở thời đó, nếu phụ nữ mang thai chuyển dạ vào ban ngày, tiếng la hét do đau đớn cũng như mùi máu, nhau thai, em bé sau khi sinh có thể thu hút động vật ăn thịt. Chính vì vậy, con người dần hình thành tập tính sinh con vào ban đêm để bảo vệ chính mình và em bé.

Giải mã câu hỏi vạn người thắc mắc “Vì sao mẹ thường chuyển dạ và sinh con vào ban đêm” - Ảnh 3.

Sinh vào ban đêm cũng là một tập tính đã được hình thành từ thời nguyên thủy (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, phụ nữ vượt cạn vào ban đêm cũng sẽ được hỗ trợ nhiều hơn bởi các thành viên trong gia đình. Ban ngày, những thành viên có sức lao động trong bộ lạc đều ra ngoài săn bắn, hái lượm. "Mẹ bầu cũng có thể bị mất máu đến mức tử vong khi sinh mà không có ai giúp đỡ", theo bác sĩ Aaron Caughey, trưởng khoa sản Đại học Y tế và Khoa học Oregon, Mỹ. Trong khi đó vào buổi tối, mọi người quây quần nên có thể sẵn sàng hỗ trợ sản phụ "vượt cạn" tốt hơn.

Những lý thuyết này đã được các nhà tâm lý học tiến hóa nhận định.

Đương nhiên, tỉ lệ sinh ban đêm chỉ lớn hơn chứ khả năng các bé ra đời vào ban ngày cũng không nhỏ. Và với sự xuất hiện của các phương pháp giục sinh và phương pháp sinh mổ, những ca sinh vào ban ngày cũng đang trở nên phổ biến hơn.

Nguồn: Baby, Standardmedia