Thế nào là ô nhiễm nguồn nước và thực trạng

Với tốc độ phát triển của nền công nghiệp như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, rác thải sinh hoạt... Ô nhiễm môi trường nước chính là sự biến đổi của chất lượng nước, nguồn nước bị nhiễm bẩn có mùi, màu lạ gây nguy hiểm cho người sử dụng, cho sản xuất công – nông nghiệp, thậm chí nó còn đe dọa tới sự sống còn của các loài động thực vật…

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đô thị: Ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt một số còn trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 1.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 2.

Nước thải chưa qua xử lý được xả trực tiếp ra sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

Bên cạnh đó ở khu vực nông thôn cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm tăng cao. Bên cạnh đó do ý thức của người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lạm dụng và vứt rác thải bừa bãi khiến tồn dư của thuốc ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm nguồn nước.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 3.

Ô nhiễm nguồn nước ở khu vực nông thôn do lạm dụng và vứt bừa bãi rác thải thuốc bảo vệ thực vật

Tác hại của tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước ngày càng cao như tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 4.

Bệnh liên quan tới nguồn nước bẩn

Sử dụng nước nhiễm asen lâu ngày con người có thể mắc bệnh ung thư da. Sử dụng nước nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nước nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit dễ mắc bệnh xanh da, thiếu máu… Nước nhiễm các hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Giải pháp xử lý tình trạng khát nước sạch

Không xả rác bừa bãi: Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 5.

Không xả rác bừa bãi ra sông suối ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước

Xử lý nước bằng nguồn nhiệt: Đun sôi là phương pháp truyền thống và đơn giản nhất để xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Khi đun sôi 100 độ C có thể loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại trong nước. Còn với các loại kim loại nặng như sắt, chì, sẽ tự động lắng cặn dưới ấm đun nước. Tuy nhiên giải pháp này chỉ an toàn nếu nguồn nước sinh hoạt nhà bạn đạt tiêu chuẩn.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 6.

Đun sôi nước uống

Sử dụng máy lọc nước

Giải pháp an toàn, thiết thực và hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước lúc này là sử dụng máy lọc nước nhằm loại bỏ các chất gây hại trong nước. Hiện trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất máy lọc nước khác nhau, nhưng để đảm bảo chất lượng nguồn nước sau khi lọc an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên lựa chọn những hãng máy lọc nước uy tín, có các chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan thẩm quyền chứng nhận như: Máy lọc nước RO FujiE.

Giải pháp chấm dứt tình trạng “khát nước sạch” - Ảnh 7.

Máy lọc nước RO FujiE loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bùn đất, rỉ sét, các loại tạp chất thô, kim loại nặng trong nước

Máy lọc nước RO với màng lọc RO sản xuất tại Mỹ có thể loại bỏ vi khuẩn, bùn đất, rỉ sét, các loại tạp chất thô, kim loại nặng khi nước đi qua nên nó được sử dụng phổ biến ở nước ta. Ngoài những lõi lọc cơ bản, máy lọc nước RO FujiE còn được trang bị thêm 5 lõi bổ sung khoáng chất, đặc biệt là lõi Alkaline giúp nước có độ ngọt tự nhiên.

Trên đây là tình trạng, tác hại cũng như giải pháp sử lý tình trạng “khát nước sạch” đang diễn ra trên cả nước. Chúng ta hãy hành động ngay bằng cách lựa chọn những giải pháp an toàn nhất để bảo vệ nguồn nước cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình.