Nếp nhăn động và nếp nhăn tĩnh
Tuy nhiên, bà Đinh Thị Kim Liên, giám đốc thẩm mỹ viện Thanh Bình cho rằng: Nếp nhăn đó từ nhỏ đã có chứ không phải do cơ bám dưới da co mạnh hay do lão hóa. Vì vậy, không nên dùng botox để tiêm. Và nét gồ ghề ấy không hề xấu nên bà Liên từ chối xóa nếp nhăn tự nhiên này.
Tuy nhiên, tìm đến thẩm mỹ viện còn có những chị, những bà có nếp nhăn ở đuôi mắt, trên trán do cơ bám da co quá mức.
Bà Liên (Hàng Khoai, Hà Nội) cho biết: “Tôi 56 tuổi, mặt và đuôi mắt có khá nhiều nếp nhăn, nhất là vùng trán. Tôi có nghe phương pháp căng da mặt, mổ làm phẳng da, nhưng tôi không muốn phẫu thuật. Nghe nói ở nước ngoài có loại thuốc nào đó tiêm vào có thể làm hết nếp nhăn và da phẳng lại nên tôi muốn tìm đến thẩm mỹ viện uy tín nào đó''.
Không chỉ bà Liên mà chị Hương (Tây Sơn, Hà Nội) mới ngoài 40 tuổi, nhưng đuôi mắt chị đã xuất hiện nhiều vết chân chim. Chị Hương chia sẻ: "Năm nay tôi 42 tuổi, mấy năm gần đây nếp nhăn ở vùng mắt của tôi phát triển rất nhanh. Tôi muốn hạn chế hoặc nếu làm mất hẳn các nếp nhăn này thì phải làm thế nào?".
Bác sĩ Nguyễn Thành Hải tiêm chống nhăn tại thẩm mỹ viện Thanh Bình.
Theo giải thích của bác sĩ Nguyễn Thành Hải, thẩm mỹ viện Thanh Bình thì: Nếp nhăn trên đuôi mắt, trán là biểu hiện của quá trình lão hóa da. Khi tuổi càng cao, lớp trung bì của da càng mỏng, hệ thống mô nâng đỡ gồm eslastin và collagen suy yếu, khả năng lưu giữ độ ẩm của da cũng kém đi, các nếp nhăn được hình thành.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác tạo ra nếp nhăn như: do di truyền, do thói quen nheo mắt dưới nắng, ảnh hưởng của tia cực tím cũng làm cho các tế bào da bị tổn thương, thường xuyên căng thẳng, cũng là những tác nhân gây nên nếp nhăn.
Thuốc chống nếp nhăn ở mặt dựa trên cơ chế chống co thắt của cơ da mặt. Ở một số người lớn tuổi, do sự co thắt của một số cơ vòng môi, vòng mắt và cơ da trán, da bị chùng lại, tạo thành các nếp nhăn. Do đó, có thể xóa các nếp nhăn này bằng cách ngăn chặn sự co thắt của các cơ này. Các bác sĩ thẩm mỹ hiện đang dùng botox để tiêm vào vùng da bị nhăn.
Tiêm botox thế nào?
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thành Hải giải thích: “Botox là một dung dịch pha loãng có nguồn gốc từ độc tố của vi khuẩn Botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc khi ăn thịt hộp, xúc xích…). Botox được dùng để tiêm vào một số cơ bám da nhỏ trên mặt để làm tê liệt hoặc làm suy yếu hoạt động của các cơ này. Chính các hoạt động co cơ này là nguyên nhân tạo ra các nếp nhăn.
Botox được tiêm để xử lý những nếp nhăn động tức là khi vận động mới tạo ra nếp nhăn. Vì vậy, botox không được dùng để tiêm cho trường hợp nếp nhăn bẩm sinh của anh Trần Anh T.
Vào tháng 4/2002, FDA hoàn toàn hài lòng về kết quả các nghiên cứu cho thấy Botox làm giảm rõ rệt rất nhiều nếp nhăn giữa hai chân mày, có thể kéo dài đến 120 ngày và chứng nhận Botox là một loại dược phẩm. Botox cũng được chấp thuận sử dụng cho việc điều trị các nếp nhăn trên trán, chứng đau nửa đầu, nhức đầu do căng thẳng kéo dài, và một số bệnh khác.
Kết quả sẽ được nhìn thấy vài ngày sau khi tiêm và kéo dài trong khoảng từ 6-8 tháng. Sau thời gian này, nên tiêm lại.
Bác sĩ Hải cho biết: “Tiêm botox dưới da, vùng da bị nhăn cần có liều lượng chính xác cùng kỹ thuật tiêm dưới da khéo léo. Nếu không, sẽ gây trễ mi mắt. Tiêm botox hầu như không có biến chứng gì”.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng cảnh báo không nên tiêm Botox vùng dự định tiêm Botox đang bị nhiễm trùng hay bị dị ứng với thành phần trong Botox, khi bạn đang mang thai. Nói chung, trước khi tiêm botox cần được bác sĩ tư vấn, khám cụ thể.