Làm một “người nội trợ”, có nghĩa là bạn chỉ ở nhà làm những công việc được coi là “vụn vặt” như chăm sóc chồng con, làm những công việc bếp núc. “Ở nhà nội trợ” có nghĩa là bạn không đi làm, do đó không phát huy được hết khả năng chuyên môn mà mình được đào tạo, và rằng bạn luôn cảm thấy ghen tị với những người đi làm...
 

Thật ra “nội trợ” là một “nghề” vô cùng vất vả và nặng nhọc, chứ không đơn giản và dễ dàng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Ngày xưa, khi chưa có những vật dụng gia đình hiện đại như máy giặt, bếp ga, máy hút bụi và rất nhiều các loại máy gia dụng tiện ích trong gia đình như hiện nay, những người làm những công việc nội trợ, đúng là một “cỗ máy đa năng”.

Để làm tất cả những công việc như quần áo bằng tay, rửa bát, lau nhà… và vô số những công việc không tên khác, một người phụ nữ phải tiêu tốn khoảng 3.300 – 3.800 calori (nguồn: internet), trong khi một người công nhân làm việc trong một ngày lao động cũng chỉ tiêu tốn khoảng 2.500 – 2.800 calori. Ngày nay, xã hội phát triển người phụ nữ được sự trợ giúp rất “đắc lực” của các vật dụng thiết yếu trong gia đình nhưng không vì thế mà sức nặng của những công việc “nội trợ vụn vặt” vì thế mà giảm đi.
 
 
Nội trợ và quán xuyến công việc gia đình, từ bao đời nay được coi là thiên chức của người phụ nữ , “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, nhưng đôi khi những người phụ nữ “Ở nhà nội trợ” sẽ bị cho là những người phụ nữ thất nghiệp, những người phụ nữ chỉ biết ăn bám vào đức lang quân. Cuộc sống của những người vợ như thế dễ phụ thuộc vào người chồng, từ vấn đề kinh tế tới các mối quan hệ xã hội.
 
Hãy đón xem chương trình “Chuyện riêng chuyện chung” được phát sóng vào lúc 22h ngày 15/10/2009 trên VCTV6 để cùng các vị khách mời tọa đàm về những vấn đề nảy sinh xung quanh chủ đề “Ở nhà nội trợ”.
 
TheoVCTV