Tiểu cầu là một trong các chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi trong sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết tiểu cầu thường giảm gây ra tình trạng xuất huyết và có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu để phân biệt với các trường hợp sốt khác. Cùng tìm hiểu nguyên nhân giảm tiểu cầu và cách phòng ngừa biến chứng giảm tiểu cầu qua bài viết dưới đây:

Giảm tiểu cầu là biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Nguyên nhân tiểu cầu giảm khi bị sốt xuất huyết?

Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nhiệt độ có thể lên tới 39 – 40 độ C, sốt liên tục, dùng thuốc hạ sốt nhiệt độ giảm rồi lại tăng, kèm theo mệt mỏi, tay chân lạnh, sau sốt là xuất huyết dưới da.

Trong sốt xuất huyết tính thấm mao mạch tăng và làm thoát huyết tương ra ngoài lòng mạch, và khoang dịch kẽ với khối lượng lớn làm cô đặc máu (hematocrit tăng trên 45%), tăng độ keo máu. Do tăng độ keo máu, máu luân chuyển chậm lại, tiểu cầu dễ tụ lại và kết dính, tạo thành cục tiểu cầu, giải phóng yếu tố đông máu, kích hoạt toàn bộ hệ thống đông máu. Các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu) và sợi huyết sẽ bám theo tạo thành cục máu lưu thông trong lòng mạch, làm bít tắc các mao mạch gây suy đa tạng. Khi này tiểu cầu giảm, fibrinogen giảm, tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn giảm đông của Hội chứng đông máu trong lòng mạch hay còn gọi là đông máu do tiêu thụ: tiêu thụ tiểu cầu và yếu tố đông máu, một hội chứng có tỷ lệ tử vong cao.

Giảm tiểu cầu là biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết - Ảnh 2.

Làm thế nào để phòng ngừa biến chứng xuất huyết khi mắc sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, xảy ra quanh năm, có thể bùng phát nhanh thành dịch vào mùa mưa. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị sốt xuất huyết, chủ yếu để điều trị triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Để phòng ngừa biến chứng xuất huyết do giảm tiểu cầu, cần thực hiện theo các nguyên tắc điều trị sau:

Chống cô đặc máu, tăng kéo máu bằng cách bù dịch bằng cách bù dịch với nước điện giải, nhưng không phải tất cả đều phải truyền dịch qua đường tĩnh mạch, mà bằng đường uống, mỗi ngày uống 2 lít dịch điện giải. Các trường hợp không thể bù dịch bằng đường uống, và ở độ 2,3,4 mới phải truyền dịch.

Phòng và chống Hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch khi bị sốt xuất huyết bằng thuốc có tác dụng ức chế hoạt hóa đông máu và chống kết tụ tiểu cầu. Hội chứng đông máu rải rác là một hội chứng rối loạn đông máu, thứ phát sau nhiều quá trình bệnh lý mà ở đây là sốt xuất huyết. Hội chứng này gây nên tình trạng chảy máu nhiều nơi. Để phòng chống hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch thì có thể sử dụng các thuốc Tây y như aspirin, hoặc các thuốc có chống đông máu khác nhưng các loại thuốc này lại gây chảy máu nên không thể sử dụng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết chỉ kéo dài trên dưới 2 tuần, nếu không có rối loạn đông máu và các biến chứng khác sẽ khỏi. Mong rằng nắm được nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa biến chứng của sốt xuất huyết đúng sẽ được những trường hợp đáng tiếc.

Thuốc Hoạt huyết CM3 của Dược Phúc Vinh là một trong những sản phẩm thuốc hoạt huyết

có tác dụng điều trị hội chứng đông máu rải rác trong lòng mạch. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược quý như Đương quy, Ích mẫu, Xuyên khung, Ngưu Tất… giúp bổ huyết và khí huyết lưu thông thuận lợi, làm giảm độ keo máu, ức chế được hoạt hóa đông máu, chống kết tụ tiểu cầu lại an toàn hiệu quả. Giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và phòng các biến chứng xạ trị, hóa trị,...

Thuốc Hoạt huyết CM3 của Công ty CP Dược Phúc Vinh là thành quả của dự án nghiên cứu trong 32 năm, được đánh giá là bước đột phá trong dòng sản phẩm hoạt huyết ở Việt Nam. Là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng.

Nhà sản xuất và phân phối: Công ty cổ phần Dược Phúc Vinh

Lô CN4-6.2 Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc:

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến bác sỹ, dược sỹ.

Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em