Theo Toutiao, ông Vương - một người dân Phương Sơn, Bắc Kinh, Trung Quốc có 1 căn nhà lớn với 5 phòng. Năm 2007, vì cha ông Vương bị bệnh nặng cần tiền chạy chữa nên ông đã bán căn nhà này cho giáo sư Lý với giá 80.000 NDT (hơn 273 triệu đồng). Khi đó, hai bên cũng đã ký kết hợp đồng mua bán dưới sự chứng kiến của người dân xung quanh.
Sau khi mua lại căn nhà của ông Vương, giáo sư Lý đã thuê người sửa sang và dọn đến ở ngay sau đó. Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến 11 năm sau đó, ông Vương bỗng xuất hiện và nói với giáo sư Lý rằng ông muốn lấy lại căn nhà đã bán. Nguyên nhân là vì mẹ ông rất hoài niệm với ngôi nhà cũ của gia đình.
Tuy nhiên, vì gia đình giáo sư Lý đã sống ổn định ở đây hơn 10 năm nên ông không đồng ý trả lại căn nhà. Hơn nữa, giáo sư Lý cho rằng cả 2 bên đã có hợp đồng mua bán nhà rõ ràng, ông Vương không thể nói muốn lấy lại nhà là sẽ lấy lại được.
Sau nhiều lần đàm phán không thành công, ông Vương đã đệ đơn kiện giáo sư Lý ra tòa, yêu cầu tòa án địa phương xác nhận hợp đồng giữa hai bên là vô hiệu. Cuối cùng sau 17 lần kiện tụng qua lại, giáo sư Lý thua kiện và phải trả lại nhà cho ông Vương.
Ảnh minh họa: Toutiao
Kết quả xét xử khiến nhiều người bất ngờ, tuy nhiên, Điều 1 “Một số quy định của Tòa án nhân dân tối cao về thời hiệu áp dụng Bộ luật dân sự Trung Quốc” đã quy định rõ rằng các vụ việc tranh chấp dân sự phát sinh trước khi Bộ luật dân sự có hiệu lực thi hành (2020) thì sẽ giải quyết theo các quy định của pháp luật vào thời điểm đó.
Nói cách khác, trong vụ việc này, do hợp đồng mua bán nhà của ông Vương và giáo sư Lý ký kết năm 2017 nên các tranh chấp giữa hai bên sẽ được điều chỉnh bởi Luật Hợp đồng và các quy định khác được sử dụng ở năm đó.
Theo Luật Quản lý đất đai 1987 ở Trung Quốc, nhà cửa ở nông thôn không thể mua bán mà chỉ có thể chuyển nhượng. Chuyển nhượng ở đây là quyền sử dụng chứ không phải quyền sở hữu. Hơn nữa, việc chuyển nhượng là hợp pháp khi tài sản được chuyển nhượng giữa các thành viên của cùng một tổ chức kinh tế tập thể.
Cũng theo Điều 52, Khoản 5 của Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định hợp đồng nào vi phạm các quy định bắt buộc của pháp luật và các quy định hành chính đều bị coi là vô hiệu. Do đó, năm 2019, sau khi xem xét kỹ trường hợp của ông Vương và giáo sư Lý, tòa án khẳng định hợp đồng giữa hai bên vô hiệu và bên mua cần trả lại tài sản cho bên bán nếu có yêu cầu.
Điều 236 Luật Tố tụng dân sự Trung Quốc quy định các bên phải thi hành bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật. Nếu một bên từ chối thực hiện thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cho thi hành án. Nói cách khác, chỉ cần bản án của tòa án có hiệu lực và người bán là ông Vương nộp đơn lên tòa án để yêu cầu thi hành án thì tòa án chỉ có thể đồng ý và thi hành theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa: Toutiao
Dẫu vậy, việc gia đình giáo sư Lý đã ở ngôi nhà của ông Vương hơn 10 năm. Trong thời gian này, giá nhà đất ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều. Vì vậy, việc Vương muốn lấy lại căn nhà với số tiền hoàn lại 80.000 NDT là không hợp lý.
Điều 58 Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định rằng sau khi hợp đồng vô hiệu hoặc bị hủy bỏ thì tài sản có được từ hợp đồng sẽ được hoàn trả; nếu không hoàn trả được hoặc không có nhu cầu hoàn trả thì được bồi thường với giá chiết khấu. Bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại cho đối phương, nếu cả hai bên đều có lỗi thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Trong trường hợp này, cả bên bán và bên mua nhà đều có lỗi nên cả hai bên đều phải chịu trách nhiệm. Tất nhiên, xét đến nguyên tắc công bằng trong thực tiễn tư pháp, tòa án xác định rằng người bán phải chịu hơn 60% trách nhiệm pháp lý. Do đó, ông Vương mặc dù lấy lại được căn nhà nhưng vẫn phải đền bù thiệt hại cho gia đình giáo sư Lý. Dưới phán quyết của tòa án, hai bên bắt tay nhau làm hòa, chính thức kết thúc mâu thuẫn bấy lâu nay.
(Theo Toutiao)