Để có thể cung cấp môi trường giáo dục và nhu cầu dinh dưỡng tốt hơn cho con cái, một số bậc phụ huynh không tiếc tiền của. Tuy nhiên, khi muốn cải thiện trí thông minh của trẻ, cha mẹ cũng phải chú ý đến thời điểm và phương pháp để đạt được kết quả toàn diện. Nói về chủ đề này, các giáo sư tâm lý học của Đại học Harvard chỉ ra rằng: Trẻ em có hai cơ hội để trở nên thông minh hơn trong cuộc đời.
Nếu không tìm được thời điểm và phương pháp phù hợp thì rất có thể, bố mẹ có bỏ bao nhiêu công sức và tiền bạc đi chăng nữa, việc nuôi dạy con cũng chẳng thu được bao nhiêu hiệu quả.
Theo đó, hai giai đoạn sau là cao điểm của sự phát triển trí tuệ nhanh chóng ở trẻ em, bố mẹ cần nhớ rõ:
- Từ 2 đến 7 tuổi
Bộ não của trẻ ở giai đoạn 2-7 tuổi phát triển toàn diện nhanh chóng. Đặc biệt, não phải của trẻ em phát triển rất nhanh.
Như chúng ta đã biết, não người được chia thành não trái và não phải. Não trái và não phải hoạt động thông qua sự phối hợp, hợp tác với nhau. Vì vậy, giai đoạn này chúng ta nên để não trái và não phải của trẻ phát triển một cách cân đối để trẻ thông minh hơn.
- Từ 9 -12 tuổi
9 đến 12 tuổi là giai đoạn con học tiểu học và năm đầu cấp trung học cơ sở. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng não bộ của con mình chỉ phát triển nhanh trong giai đoạn trung học cơ sở. Trên thực tế, sau 12 tuổi, sự phát triển trí não của trẻ đã rất chậm, thậm chí có thể nói là đã ngừng hoàn toàn.
Giai đoạn 9 đến 12 tuổi là giai đoạn quan trọng cuối cùng cho sự phát triển nhanh chóng của não bộ trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn quan trọng này, là cha mẹ, chúng ta cũng nên chú ý trau dồi thói quen sống và đọc sách tốt cho con em mình. Việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ và nâng cao chất lượng học tập của trẻ là vô cùng quan trọng.
Con cái là món quà tuyệt vời nhất của thượng đế ban tặng cho cha mẹ, là kết tinh của cả cha lẫn mẹ. Sau khi hiểu rõ về hai giai đoạn phát triển trí não quan trọng của trẻ, chủ đề tiếp theo được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhất là: Nên làm gì cho con. Theo đó, phụ huynh cần lưu ý những khía cạnh sau:
1. Kích thích sự phát triển trí não của trẻ nhiều hơn
Trước hết, chúng ta nên tạo cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài và để trẻ trải nghiệm sự kích thích giác quan bên ngoài của những sự vật khác nhau. Thứ hai, giúp trẻ suy nghĩ về một số nội dung thú vị và các kỹ năng thực hành. Bằng cách này, tốc độ phát triển trí não của trẻ sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều, và trẻ ngày càng thông minh hơn.
Có ý kiến cho rằng trong giai đoạn quan trọng từ 2 đến 7 tuổi, cha mẹ phải quan tâm đến việc cải thiện sự cân bằng của não trái và não phải của trẻ. Thông thường, chúng ta có thể sử dụng một số trò chơi hoặc bài tập tương tác giữa cha mẹ và con cái để thúc đẩy sự cân bằng của não trái và não phải của trẻ.
Sự cải thiện cân bằng giữa não trái và não phải sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng toàn diện về mọi mặt của trẻ sau này. Sẽ rất hữu ích cho các em trong việc nâng cao khả năng học tập các môn khoa học như Toán, Lý, Hóa.
2. Cải thiện mối quan hệ logic và khả năng tư duy của trẻ
Ở giai đoạn quan trọng của việc học từ 9 đến 12 tuổi, điều quan trọng nhất là rèn luyện mối quan hệ logic và khả năng tư duy của trẻ. Ở giai đoạn này, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện các mối quan hệ logic và kỹ năng tư duy thông qua nhiều phương pháp rèn luyện có mục tiêu.
Trẻ em cần được đọc nhiều sách hơn và có ý thức rèn luyện khả năng suy nghĩ và nói chuyện của mình. Nó không chỉ giúp trẻ có thêm kiến thức sách vở mà còn cho trẻ hiểu thêm nhiều sự thật và kiểm soát được cảm xúc của mình. Chỉ bằng cách liên tục tư duy, tổ chức ngôn ngữ, não bộ của trẻ mới có thể được hoàn thiện và phát triển toàn diện.