Theo nghiên cứu, người có EQ cao thường là những người có khả năng “quản lý” cảm xúc tốt, nhờ đó họ dễ dàng thành công trong cuộc sống xã hội hơn vì khả năng chịu áp lực cao, luôn biết cách kiềm chế chính xác cảm xúc của mình, từ đó có những quyết định và hành động đúng đắn. Đặc biệt, qua các nghiên cứu, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, EQ là thứ mà chúng ta có thể học tập, rèn luyện và nâng cao, nếu được tiếp xúc, dạy dỗ và luyện tập ngay từ khi còn nhỏ thì sẽ đem lại nhiều điều tích cực.

Bởi vậy, ngày nay chủ đề về EQ được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm chú ý, vì cha mẹ nào cũng muốn con cái mình sau này lớn lên trở thành những người thông minh ưu tú và dễ dàng hơn trong con đường công danh sự nghiệp.

Thấu hiểu nỗi lo của các bậc phụ huynh, giáo sư nổi tiếng Lý Mai Cẩn đã chia sẻ nhiều cách giúp cha mẹ rèn luyện EQ cho trẻ, đồng thời giáo sư cũng chỉ ra 3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm và có cách khắc phục ngay từ khi còn nhỏ.

Giáo sư nổi tiếng: 3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm - Ảnh 1.

3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm.

Trong những năm tháng đầu đời của mình, cha mẹ cần chú ý lưu tâm đến sự phát triển cảm xúc của con nhiều hơn để kịp thời nhận ra những biểu hiện trẻ có EQ thấp và có cách khắc phục.

    1. Trẻ thường khó kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi giận và có hành vi tiêu cực

Theo giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn cho biết, la hét, gào khóc đi kèm những hành vi bạo lực như đập phá đồ chơi, xé sách vở với tần suất liên tục và thường xuyên là một trong những biểu hiện đặc trưng của những đứa trẻ có EQ thấp. Những hành động này cho thấy con trẻ khó kiểm soát được cảm xúc của mình và dễ dàng chịu sự tác động của ngoại cảnh.

Chuyên gia nhắc nhở các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm khi con có những biểu hiện “báo động” này.

Giáo sư nổi tiếng: 3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Lời khuyên: 

Trước tình trạng này, giáo sư Lý Mai Cẩn đã đưa ra một số lời khuyên cho các bậc phụ huynh như sau. Trong trường hợp trẻ trở nên khó kiểm soát cảm xúc và có hành vi tiêu cực kể trên. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm chính là bình tĩnh thực hiện phương pháp “4 không 1 có”, tức là không đánh mắng, không dỗ dành, không giảng đạo lý và không bỏ con lại một mình.

Việc duy nhất cha mẹ cần làm chính là cho con thời gian, để con ổn định lại cảm xúc. Lúc này cha mẹ nên ở bên cạnh trông chừng con, nhưng tuyệt đối cần giữ im lặng và kiên quyết chờ đợi con tự mình bình ổn lại cảm xúc. Sau khi con đã bình tĩnh lại cha mẹ hãy lắng nghe và tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến trẻ có cảm xúc và hành vi kể trên, từ đó tìm phương án giải quyết cùng con.

Đừng biến bản thân thành những ông bố bà mẹ yêu con vô điều kiện, mà hãy trở thành những bậc phụ huynh sáng suốt, yêu thương con có điều kiện. Từ đó dạy con các tôn trọng những người xung quanh, yêu thương chính bản thân con, biết kiểm soát cảm xúc và có hành vi đúng mực.

    2. Trẻ có thói quen thường xuyên phàn nàn, nói xấu và đổ lỗi cho người khác

Những đứa trẻ thường xuyên không nhận lỗi sai của bản thân mà liên tục tìm cách đổ lỗi cho người khác là những đứa trẻ thiếu sự dũng cảm. Đứa trẻ như vậy thường không nhìn thấy những điểm yếu và lỗi sai của bản thân mà liên tục phàn nàn, đổ lỗi cho những lý do khách quan bên ngoài. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện của việc EQ thấp.

Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, nếu cha mẹ không uốn nắn sửa chữa kịp thời, đứa trẻ lớn lên dễ hình thành tính cách chuyên đổ lỗi, đố kị và ghen ghét với người khác. Những tính cách này khiến trẻ khó có được những người bạn chân thành, cuộc sống cũng khó có thể có được sự hạnh phúc.

Giáo sư nổi tiếng: 3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Lời khuyên: 

Cha mẹ hãy là tấm gương, sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi cho con noi theo. Ngoài ra, cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng, việc mình nhận sai không đồng nghĩ với việc xấu hổ, tự ti. Mà ngược lại, chủ động nhận sai và sửa sai chính là hành động vô cùng dũng cảm mà đứa trẻ nào cũng nên làm.

Ngoài ra, cũng cần nghiêm khắc cho con hiểu rằng chẳng ai muốn kết bạn và đồng hành cũng một người bạn chuyên trút giận, nói xấu và đổ lỗi cho người khác. Để con hiểu được việc nói xấu và đổ lỗi là việc xấu, nên bỏ thói quen này.

    3. Trẻ quá mức nhạy cảm với các lời chỉ trích

Theo giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, một số đứa trẻ vốn có tính cách nhút nhát và nhạy cảm hơn bạn bè đồng trong lứa là điều dễ gặp. Tuy nhiên, những đứa trẻ quá mức nhạy cảm và cảm thấy khó chấp nhận những lời chỉ trích sau khi phạm sai lầm, hoặc khi đối mặt với khó khăn thường thu mình lại, tự ti không dám đối mặt là những biểu hiện của một đứa trẻ có EQ thấp, cha mẹ cần lưu tâm.

Giáo sư nổi tiếng: 3 biểu hiện “báo động” trẻ có EQ thấp, cha mẹ nên lưu tâm - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Lời khuyên: 

Theo đó, giáo sư cho biết, cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng, việc nhạy cảm không sai nhưng không nên để bản thân rơi vào tình trạng cảm thấy tự ti, hay thấy khó khăn khi đối mặt với khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ phát triển “tư duy tinh thần cầu tiến”. Điều này cũng tương tự như tiến sĩ Brooke Douglas của trường Đại học Georgia từng chia sẻ, những đứa trẻ không chấp nhận nổi chỉ trích dễ hình thành tính cách bảo thủ, để tránh trường hợp này phụ huynh cần rèn luyện cho con tinh thần cầu tiến. Dạy con từ sớm để con biết rằng, việc chịu sự chỉ trích là bình thường ai cũng sẽ gặp phải trong đời, việc của con là mạnh mẽ vượt qua những nỗi sợ của bản thân mình.