Chị họ của Hồng Hồng (Trung Quốc) là giáo viên một trường tiểu học trọng điểm. Đã 15 năm dạy học và năm nào cũng là chủ nhiệm, cô không chỉ đào tạo ra những lứa học sinh có học lực khá, giỏi mà còn nhận nhiều giải thưởng hàng năm. 

Con trai Hồng Hồng sẽ bắt đầu vào lớp 1 vào tháng 9 năm nay. Là bước ngoặt quan trọng từ mẫu giáo lên tiểu học nên người mẹ rất lo lắng, sợ con không theo kịp tiến độ. Hồng Hồng quyết định đưa con đến tìm chị họ và hỏi xem con cần chuẩn bị gì trước khi vào tiểu học. 

Giáo viên đứng lớp với 15 năm kinh nghiệm bật mí: Trước khi con đi học tiểu học, có một khả năng TỐI QUAN TRỌNG, nhưng thường bị cha mẹ bỏ qua - Ảnh 1.

Cô chị họ cầm giấy đưa cho con trai Hồng Hồng, yêu cầu cậu bé viết và vẽ tự do. Ngay từ khi đứa trẻ ngồi vào bàn rồi vẽ 1 đường cong, người chị họ thở dài. Cô liền nói một cách nghiêm túc với em gái rằng, điều đầu tiên nên làm là sẽ cho đứa trẻ sửa tư thế ngồi và huấn luyện cách điều khiển bút.

Hồng Hồng có thể hiểu được việc chỉnh sửa tư thế ngồi bởi nếu ngồi sai, không những cột sống của trẻ bị biến dạng mà còn có thể bị cận thị. Nhưng luyện bút? Hồng Hồng bối rối, không phải người ta vẫn bảo không nên cho trẻ học chữ, luyện viết trước hay sao? 

Trong trào lưu cho trẻ học trước khi vào lớp 1 hiện nay, nhiều cha mẹ đã không cân nhắc kỹ, bắt con học sớm, chạy đua vào lớp 1,… Và kết quả thực tế là trẻ học giỏi đâu chưa thấy, chỉ thấy phổ biến tình trạng thầy cô và cha mẹ kêu trẻ chủ quan, chán học vì đã học trước rồi, sợ học vì thấy học căng thẳng từ bé. 

Sau khi nghe Hồng Hồng nói xong, người chị họ im lặng một hồi rồi bắt đầu giải thích. Cô nói rằng luyện cầm bút không phải là viết, mà là thông qua thực hành có hệ thống, để trẻ học được kỹ thuật vận hành và khả năng ứng dụng của bút, từ đó làm chủ được cây bút trong tay mình.

Hơn nữa, mục đích của việc luyện cầm bút cho trẻ mầm non không phải là để viết mà là để rèn luyện các cử động tinh tế của bàn tay, thúc đẩy phối hợp tay mắt, rèn luyện trí nhớ cơ bắp thông qua các bài tập chuẩn hóa, cải thiện sự hợp tác của ngón tay và cổ tay, xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc rèn viết sau này. Quá trình từ điều khiển cây bút đến khi viết giống như tập bò trước khi đi bộ, luyện giọng trước khi hát, luyện ngón trước khi chơi piano và đặt nền móng trước khi xây dựng một tòa nhà.

Nếu không tập điều khiển bút ngay từ đầu, con bạn sẽ không có khái niệm về hình họa, đường nét, thứ tự nét vẽ và những thứ khác. Trẻ dễ mất hứng thú học tập và cũng có thể cảm thấy chán học. Cô giáo này nói rằng năm nào cũng có vài đứa trẻ như vậy, sửa sai rất khó.

Luyện cầm bút rất quan trọng, phải bắt đầu như thế nào?

Đầu tiên, hãy nắm bắt khoảng thời gian nhạy cảm của việc viết lách

Sun Ruixue đã đề cập trong "Nắm bắt thời kỳ nhạy cảm của trẻ em": Khi trẻ khoảng 5 tuổi, các từ ngữ, ký hiệu, tô màu, logic toán học, đọc và các khía cạnh khác đã bước vào thời kỳ phát triển nhạy cảm.

Giáo viên đứng lớp với 15 năm kinh nghiệm bật mí: Trước khi con đi học tiểu học, có một khả năng TỐI QUAN TRỌNG, nhưng thường bị cha mẹ bỏ qua - Ảnh 2.

Lúc này, trẻ sẽ vô thức bộc lộ tính thích viết, thích nguệch ngoạc vẽ ra giấy từ lúc nào không hay. Nắm bắt thời kỳ nhạy cảm của trẻ và cho trẻ thực hiện các bài huấn luyện điều khiển bút đúng lúc, trẻ không những không cảm thấy đơn điệu mà còn đặc biệt thích thú và tự tin. 

Thứ hai, thói quen viết đúng

Chủ yếu bao gồm hai khía cạnh: Sửa tư thế ngồi và học tư thế cầm bút.

Tư thế ngồi đúng: Đầu phải được giữ thẳng, không cúi cũng không ngẩng cao để giảm thiểu áp lực lên cột sống cổ; vai ngang, cơ thể thẳng và duỗi, trọng tâm hướng xuống và lưng thẳng; Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

Tư thế cầm bút đúng: Khi trẻ cầm bút sai cách, thì việc điều khiển ngòi bút sẽ không được linh hoạt, khiến nét chữ không ngay ngắn và không đều. Thêm vào đó, cầm bút sai cách sẽ khiến bàn tay trẻ dễ bị mỏi, làm giảm tốc độ viết, khi trẻ chuyển qua sử dụng bút mực thì dễ vấy bẩn ra tay. Do đó, từ khi trẻ biết sử dụng bút, bố mẹ cần luyện cho con cách cầm bút đúng cách đảm bảo sự phát triển của trẻ.

Các bước cầm bút đúng:

Bước 1: Xòe tay.

Bước 2: Thu ngón út và áp út lại.

Bước 3: Cầm bút bằng ba ngón tay. Khi cầm bút bằng ba ngón tay thì có bé sẽ cầm nhầm vị trí của ngón giữa, bố mẹ hãy hướng dẫn bé cầm bút bằng ngón cái và ngón trỏ, còn ngón giữa dùng để đỡ bút. Lưu ý khi đỡ bút ở vị trí đốt đầu tiên của ngón giữa để tránh tình trạng chai tay khi con viết nhiều.

Hai ngón tay cách đầu bút khoảng 2,5cm, thân bút hướng về phía người mình sao cho tạo với mặt vở một góc khoảng 45 độ. Thân bút đặt lên phần thịt mềm ở trên. Mép bàn tay đặt nằm xuống vở. Khi điều khiển bút chỉ sử dụng 3 ngón tay, không sử dụng cả phần cổ tay để viết.

Xem thêm cách cầm bút chuẩn TẠI ĐÂY.

https://afamily.vn/giao-vien-dung-lop-voi-15-nam-kinh-nghiem-bat-mi-truoc-khi-con-di-hoc-tieu-hoc-co-mot-kha-nang-rat-quan-trong-thuong-bi-cha-me-bo-qua-2022070115301794.chn