Nhà giáo dục Sukhomlynsky có một câu nói rất nổi tiếng: "Trong vườn hoa tâm hồn của nhân loại, đóa hoa yên bình nhất, đơn giản nhất, đẹp nhất, chính là sự giáo dục của con người."

Là cha mẹ, có nhiều người thường nghĩ rằng, chỉ cần cố gắng làm việc, để lại cho con cái thật nhiều tài sản là đủ rồi. Nhưng họ lại không biết rằng, thật ra thứ tốt nhất họ cần để lại cho con cái, chính là một nền giáo dục tốt, để chúng có thể tự học "cách kiếm sống" và "cách làm người".

Giàu hay nghèo không quan trọng: 10 năm sau, thứ tốt nhất bạn để lại cho con cái không phải nhà xe, sổ tiết kiệm, mà chính là cách kiếm sống và cách làm người - Ảnh 1.

1. Nhà giàu hay nghèo, cũng đều không quan trọng bằng việc dạy con

Herzen từng nói: "Thứ quan trọng nhất trong cuộc sống là phép lịch sự, nó quan trọng hơn nhiều so với trí tuệ và sắc đẹp".

Trước đây, cộng đồng mạng từng lưu truyền một hình ảnh rất cao đẹp:

Một cậu bé 5 tuổi thấy một người phụ nữ trung niên đang ôm đứa trẻ đi ra cửa thì vội dùng thân mình chắn cánh cửa thủy tinh để nó đừng đóng lại.

Cư dân mạng rất thích hành động cao đẹp này của cậu bé, có người cảm thán: "Đứa trẻ có giáo dục tốt, đi đến đâu cũng đều được người khác yêu mến".

Ngược lại, cũng có nhiều cha mẹ thường hay dùng câu: "Nó còn nhỏ, chỉ là đứa trẻ con chưa hiểu chuyện" để bao biện cho hành vi sai trái của bọn trẻ. Khiến chúng hiểu nhầm thành mình làm đúng, sau này càng hung hăng, quá đáng hơn.

Những đứa trẻ chỉ như những tờ giấy trắng, nếu bạn muốn sau này trưởng thành, chúng được mọi người yêu mến, kính nể, giúp đỡ, thì hãy giáo dục con đúng cách từ khi còn nhỏ.

Một công ty ở TP. HCM đã tuyển dụng 21 sinh viên đại học vào thực tập. Nhưng chưa đầy 2 tháng, công ty đã đuổi hết 18 sinh viên, chỉ chừa lại 3 người.

Ba người còn lại không phải là người có năng lực mạnh nhất, nhưng là người có đạo đức tốt, biết chăm chỉ làm việc.

Những sinh viên bị đuổi kia, có người thì hay đi muộn về sớm, có người thì hay tìm cớ lười biếng, thậm chí có người còn dám nhổ nước bọt trước mặt khách hàng.

Giàu hay nghèo không quan trọng: 10 năm sau, thứ tốt nhất bạn để lại cho con cái không phải nhà xe, sổ tiết kiệm, mà chính là cách kiếm sống và cách làm người - Ảnh 2.

2. Hành vi của con cái thường là thước đo nhân phẩm cha mẹ

Ông bà xưa thường có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Khi một đứa trẻ làm sai chuyện gì, thông thường người ta sẽ thông qua đó để đánh giá về việc dạy dỗ của cha mẹ cũng như cách làm người của họ.

Trước đây, em họ tôi từng kể, khi con bé còn làm gia sư, từng dạy thêm ở một nhà nọ. Đứa trẻ mới lên lớp 3 nhưng rất kiêu ngạo. Vì không thích làm bài tập, nên nó đã bảo: "Nếu cô còn bắt con làm bài tập nữa, con sẽ nói ba mẹ đuổi việc cô, để cô không có cơm ăn bây giờ".

Chỉ là một đứa trẻ, nhưng lời nói ra lại có lực sát thương đến thế. Vậy mà không ngờ, qua hôm sau, con bé bị đuổi việc thật.

Điều này làm tôi nhớ đến một câu nói của tác giả Grimmelshausen: "Người không được giáo dục tốt, không có học thức, lại không biết phân biệt trắng đen, thì linh hồn họ chỉ như một mảnh đất khô cằn. Dù mảnh đất này được người khác bón phân, tưới nước cho màu mỡ sẵn đi nữa, cũng không thể sinh hoa kết trái nổi."

Những đứa trẻ chính là những tờ giấy trắng. Nếu bạn làm bẩn nó, tờ giấy không còn sử dụng được, nhưng nếu bạn cẩn thận vẽ lên đó, nó sẽ trở thành một bức tranh đẹp.

Giàu hay nghèo không quan trọng: 10 năm sau, thứ tốt nhất bạn để lại cho con cái không phải nhà xe, sổ tiết kiệm, mà chính là cách kiếm sống và cách làm người - Ảnh 3.

3. Thứ tốt nhất bạn để lại cho con cái không phải nhà xe, sổ tiết kiệm, mà là...

Cách kiếm sống:

Hãy dạy con bạn cách trân trọng đồng tiền, không tiêu xài hoang phí, vì một đồng tiền kiếm được, một hạt gạo đang ăn, đều do mồ hôi công sức của nhiều người đổi lại.

Hãy dạy con bạn trở thành người kiên nhẫn, giàu nghị lực, để chúng không dễ dàng gục ngã trước cơn bão cuộc đời.

Hãy dạy bọn trẻ cách cố gắng, phấn đấu để đạt được thành công, cũng hãy dạy chúng cách chấp nhận thất bại. Bởi vì trên đời này, không có ai chắc chắn được điều gì, dù là thành công hay thất bại, chỉ cần bản thân chúng đã nỗ lực hết mình, vậy không nên hối tiếc.

Hãy dạy con cách sáng tạo và tự lập. Bởi vì tự lập là liều thuốc miễn dịch cho căn bệnh "thích so sánh" và tầm nhìn thiển cận.

Cách làm người:

Hãy dạy con bạn trở thành người khiêm tốn, bởi vì trên đời này " núi cao còn có núi cao hơn", có rất nhiều người tài đáng để chúng học hỏi. Ngoài ra, khiêm tốn cũng có thể tránh được lắm kẻ hay ganh ghét, đố kị.

Hãy dạy con cách phân biệt đúng sai. Bởi vì có nhiều thứ, dù là thấy tận mắt, nghe tận tai, nhưng chưa chắc đã là sự thật.

Hãy dạy con bạn cách tha thứ. Bởi vì có đôi lúc, không phải những người kia không làm sai, mà là do bản thân chúng đáng được thanh thản.

Hãy dạy con cách cám ơn, xin lỗi, cách biết đủ. Bởi vì đó là phép lịch sự cơ bản nhất cần biết.

Nếu bạn cho con bạn khối tài sản khổng lồ. Miệng ăn không làm núi cũng sẽ lở. Thay vì cho chúng cá, hãy đưa chúng cần câu, để chúng tự học lấy cách tự mình kiếm sống.

Mong rằng mỗi người cha người mẹ đều sẽ có cách giáo dục tốt nhất, đừng quá áp đặt, cũng đừng quá buông thả. Để con bạn sau này có thể trở thành một người vừa có tài vừa có đức.

Link bài gốc: https://www.tienphong.vn/giao-duc/63-hoc-sinh-thpt-khang-dinh-trong-truong-hoc-co-quay-roi-tinh-duc-1489373.tpo?fbclid=IwAR2W_ZhUue6ZqcfWQeTbF__VWeVFr-uAkEea6odqHX5WIK2AA1lPihkW5Qs