Trong các chất liệu quen thuộc, có lẽ gỗ là một trong những chất liệu đầu tiên được sử dụng trong các thiết kế nhà bếp. Tuy nhiên, chất liệu gỗ truyền thống thường không tránh khỏi tình trạng cong vênh do những tác động từ môi trường. Song giờ đây, đó cũng không còn nỗi lo mà bạn phải bận tậm nữa khi vào năm 2017, các nhà thiết kế nội thất sẽ áp dụng ngày càng nhiều chất liệu gỗ công nghiệp với tính năng tuyệt vời dành cho căn bếp của gia đình bạn.
Với giá thành hợp lý, dộ bền cao do ít chịu tác động của thời tiết, chất liệu gỗ công nghiệp ngày càng phổ biến trong các căn bếp, đặc biệt phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta.
Do gỗ tự nhiên ngày càng trở nên khó khăn hơn trong việc khai thác, người ta đã dựa vào sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật, từ đó nhiều sản phẩm gỗ công nghiệp đã được tạo ra. Chúng có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên chất lượng ngày càng được hoàn thiện hơn. Gỗ công nghiệp gồm nhiều loại nhưng có 2 loại chính là gỗ MDF và gỗ MFC.
+ Gỗ MDF là gì? MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard gồm các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
+ Gỗ MFC là gì? MFC là chữ viết tắt của Melamine Face Chipboard có nghĩa là Ván gỗ dăm phủ Melamine. Để chế tạo gỗ này người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện được phủ lớp nhựa Melamine in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bằng Laminnate bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Lấy gỗ là chất liệu thiết kế chủ đạo, bạn không quá khó khăn trong việc lựa chọn nội thất. Và để sở hữu một căn bếp ấm cúng mà hiện đại, lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn chất liệu gỗ sáng màu. Chất liệu gỗ sáng màu dễ dàng kết hợp với bất kì tông màu thiết kế nào. Chúng cũng mang đến một không gian tươi sáng, thoáng đãng hơn nhiều cho căn bếp của bạn, đặc biệt khi bạn sở hữu một căn bếp với diện tích khá khiêm tốn.
– Ưu điểm:
+ Do là loại gỗ đã qua xử lý, nên các sản phẩm không bị co ngót hay cong vênh trong suốt thời gian sử dụng. Không bị biến dạng có có cấu tạo đồng đều, đây cũng chính là điểm khác so với gỗ tự nhiên.
+ Gỗ công nghiệp có khả năng chống lại mối mọt tốt hơn so với gỗ thông thường. Nó được như vậy là do trong quá trình sản xuất, người ta đã cho thêm những chất hỗ trợ đặc biệt có khả năng chống lại nguy cơ của mối mọt.
+ Loại gỗ này cơ bản được sản xuất từ thành phần chính là gỗ tự nhiên thông qua chế biến, vì thế nó được tận dụng tối đa nguồn tài nguyên quý hiếm này. Những sản phẩm được tạo ra là bền chắc, không mùi và an toàn đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, nó lại khá bền và chịu được tác động từ môi trường xung quanh như các yếu tố nhiệt hay sự thâm nhập của các chất có hại.
– Khuyết điểm:
+ Các loại gỗ công nghiệp có một hạn chế cơ bản là khả năng chống chịu đối với nước kém. Do đó trong quá trình sử dụng, cần phải tránh các trường hợp làm gỗ bị xâm thực bởi nước. Nếu bị, nó sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm do giảm sự liên kết của chất kết dính bên trong vật liệu.
Bạn có thể lựa chọn những món đồ nội thất gì với chất liệu gỗ cho căn bếp nhỏ của mình? Câu trả lời là vô số. Có vô số món đồ bạn có thể cho chúng góp mặt trong không gian bếp núc này, kể như tủ bếp, bộ bàn ăn, đảo bếp hay lát sàn bằng gỗ. Đó còn chưa kể đến những món phụ kiện nhỏ bé như những chiếc kệ bếp, thớt, những dụng cụ chế biến món ăn.
(Tổng hợp)