Mang đa thai là tin vui đối với tất cả mọi người, nhưng thông thường các bà mẹ chỉ sinh 2, 3, 4 hoặc 5 đứa trẻ cùng một lúc. Tuy nhiên, mới đây, Bệnh viện Point G ở thủ đô Bamako của Malian đã tiếp nhận và đỡ sinh cho một bà mẹ sinh 9 em bé.

Được biết, đây là bà mẹ có tên là Halima Cisse (25 tuổi). Cô tuy sinh sống ở Mali, nhưng đã phải bay đến thủ đô Bamako vào tháng 3 vừa qua để dưỡng thai và được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi chặt chẽ sau khi kết quả siêu âm cho thấy Halima đang mang thai 7 em bé.

Đến chiều ngày hôm qua (4/5), Halima chuyển dạ sinh con và ca sinh mổ đã diễn ra thành công. Song, điều khiến cả e-kíp đỡ sinh kinh ngạc không phải là 7 em bé chào đời, mà thực tế là có tất cả 9 em bé. Hóa ra trong lúc siêu âm, bác sĩ đã không nhìn thấy 2 em bé còn lại nên đã bỏ sót.

Bà mẹ sinh "sòn sòn" một lần 9 đứa con khiến cả e-kíp đỡ sinh kinh ngạc - Ảnh 2.

Bà mẹ sinh "sòn sòn" một lần 9 đứa con khiến cả e-kíp đỡ sinh kinh ngạc - Ảnh 3.

Bà mẹ sinh "sòn sòn" một lần 9 đứa con khiến cả e-kíp đỡ sinh kinh ngạc - Ảnh 4.

Các em bé hiện đang được nằm trong lồng ấp và khỏe mạnh.

Tin tức này đã làm chấn động các quốc gia Tây Phi. Bộ trưởng Bộ Y tế Mali Fanta Siby cho biết: "Những đứa trẻ sơ sinh (5 bé gái và 4 bé trai) và người mẹ hiện nay đều khỏe mạnh".

Mang đa thai và sinh non ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe của bà mẹ và em bé như thế nào?

Mặc dù không biết thông tin chính xác rằng chị Halima đã sinh 9 em bé vào tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chắc chắn một điều là cả 9 em bé đều là những em bé sinh non. Tuy rằng không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp phải các biến chứng nhưng thông thường những đứa trẻ sinh không đủ ngày đủ tháng luôn gặp phải những vấn đề về sức khỏe tạm thời hoặc lâu dài.

- Các vấn đề về hô hấp: Trẻ sinh non có thể bị khó thở do hệ hô hấp còn non nớt. Nếu phổi thiếu chất hoạt động bề mặt - một chất cho phép phổi nở ra – thì trẻ có thể bị mắc hội chứng suy hô hấp do phổi không thể giãn nở và co lại như bình thường. Bên cạnh đó, trẻ sinh non cũng có thể gặp phải hội chứng loạn phổi, hoặc bị ngưng thở kéo dài.

Bà mẹ sinh "sòn sòn" một lần 9 đứa con khiến cả e-kíp đỡ sinh kinh ngạc - Ảnh 5.

Những em bé sinh non thường gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe (Ảnh minh họa).

- Vấn đề tim mạch: Các vấn đề về tim phổ biến nhất mà trẻ sinh non gặp phải là còn ống động mạch (PDA) và huyết áp thấp. PDA là một lỗ mở liên tục giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Mặc dù khuyết tật tim này thường tự đóng lại, nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến tiếng thổi ở tim, suy tim cũng như các biến chứng khác.

- Các vấn đề về não: Trẻ sinh ra càng sớm, nguy cơ chảy máu não càng cao và hiện tượng này được gọi là xuất huyết não thất. Hầu hết các vết xuất huyết đều nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Nhưng cũng có một số trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu não lớn hơn gây chấn thương não vĩnh viễn.

- Các vấn đề về kiểm soát nhiệt độ: Trẻ sinh non có thể mất thân nhiệt nhanh chóng vì các bé không có chất béo dự trữ trong cơ thể như một em bé đủ tháng. Trong khi đó, hạ thân nhiệt ở trẻ sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp và lượng đường trong máu thấp. Nên hầu như tất cả trẻ sinh non đều phải được nằm trong lồng ấp để duy trì nhiệt độ cơ thể.

- Các vấn đề về dạ dày-ruột: Vì sinh non nên trẻ có hệ tiêu hóa chưa trưởng thành, dẫn đến các biến chứng như viêm ruột hoại tử...

- Các vấn đề về máu: Trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về máu như thiếu máu và vàng da ở trẻ sơ sinh.

- Các vấn đề về hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch ở trẻ sinh non thường kém phát triển, dẫn đến việc trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhiễm trùng ở trẻ sinh non còn nhanh chóng lây lan vào máu gây nhiễm trùng huyết...

Mang đa thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bà mẹ như dễ bị thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, băng huyết sau sinh... thì nó cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của em bé nếu em bé phải sinh non.

Do đó, nếu mang đa thai, bạn nên chú ý khám thai thường xuyên để bác sĩ theo dõi sức khỏe của cả mẹ và em bé nhằm ngăn ngừa bất cứ tình trạng bất thường nào xảy ra trong suốt thai kỳ.

Nguồn: Mirror, Mayo