Là họ cua nên ba khía cũng có mai giống như cua nhưng mai ba khía có hình vuông thay vì hình oval như mai của cua bể ta thường thấy; giống như những loài còng nhưng ba khía thì lớn hơn. Vì trên mai có ba gạch khuyết nên gọi là ba khía để dễ phân biệt với những loài cua khác.
 
 
Cũng như cua: những con ba khía chưa trưởng thành hằng tháng vào con nước kém mùng mười âm lịch. Chúng phải lột vỏ để lớn thêm lên, ngược lại những con nào già thì không lột vỏ nữa, còn những con trưởng thành thường đến khoảng tháng tư, tháng năm âm lịch chúng lột vỏ đồng loạt, lúc này nguồn thức ăn dồi dào nên chúng sẽ mập chắc để rồi mang trứng, đến khoảng tháng tháng 7, 8 âm lịch thì chúng đẻ cũng đồng loạt.
 
Ba khía tách yếm, bẻ càng, xé nhỏ bỏ trong tô trộn ớt tỏi, nước mắm đường cho thấm gia vị rồi ăn với cơm nguội, cắn trái ớt cái bụp thật ngon lành, cứ thế ăn hết tô này đến tô khác ngay trên bờ liếp, trên ruộng, trên xuồng ba lá giăng câu của mình...
 
Ngoài món ăn dân dã mà ngon trên, ba khía còn được chế biến nhiều món ăn, trong đó gỏi ba khía ăn kèm với cơm nếp thật hấp dẫn và đã trở thành món ăn cao lương ở các nhà hàng, khách sạn.
 

Món gỏi ba khía.
 

Gỏi ba khía trộn với đu đủ ăn cùng cơm nếp. Ảnh minh họa.

Người ta bảo “ngán như ăn cơm nếp” nhưng bạn thử ăn gỏi ba khía với cơm nếp, ăn hoài vẫn thấy thòm thèm cái hương, mùi vị đặc biệt của mắm ba khía vấn vương đầu lưỡi .

Ba khía được giả nhuyễn, xay nát lượt lấy nước, pha thêm ít nước làm sốt. Dùng chảo đun nóng, khử tỏi cho thơm, cho nước sốt vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, nước không quá nhiều mà sền sệt là được.
 

Ba khía rang me.

Bắp chuối bào mỏng, ngâm cho ra mủ, vớt ra để ráo. Tôm, thịt, tai heo luộc chín xắt mỏng trộn chung với bắp chuối, hành phi xắt mỏng, cho thêm rau răm. Chế nước sốt đã được vào vắt chanh vừa ăn vào, rắc đậu phộng rang chín lên trên.

Cơm nếp mới thơm phưng phức ăn kèm với sốt ba khía, thịt heo, bắp chuối tạo cảm giác đậm đà, lạ miệng mang đủ hương vị chua cay mặn ngọt béo bùi của trần gian . Ăn một lần sẽ nhớ mãi.