1. Lưu ý phần trình bày

Báo cáo cuối năm nên được thực hiện trên 1-2 trang A4 để cấp trên dễ kiểm tra, rà soát. Các đoạn, phần trong bản báo cáo cần rành mạch, logic để dễ theo dõi. Tất nhiên chúng ta không thể thiếu đi phần đầu bao gồm thông tin cá nhân và kính gửi... nếu muốn bản báo cáo đạt đến sự trang trọng. Thêm nữa, không nên viết quá nhiều chữ vào bản báo cáo. Thay vào đó bạn nên chuyển những đánh giá về con số để cân đo đong đếm hiệu suất làm việc một cách logic, đúng đắn.

Gợi ý mẫu báo cáo cuối năm cho dân công sở, đơn giản nhưng đánh giá được hiệu suất làm việc cả năm trời! - Ảnh 1.

2. Phần nhân viên trả lời câu hỏi đánh giá

Sẽ có một số câu hỏi quan trọng trong phần này đòi hỏi bạn phải viết. Thêm nữa, bạn không chỉ cần trả lời mà còn nên đưa ra ý kiến đề xuất cho năm tới. Như vậy sếp mới thấy chúng ta là người thấu đáo và có tầm nhìn. Như đã nói ở trên, chị em hãy trả lời ngắn gọn và súc tích, tránh dông dài. Gợi ý một số câu hỏi hay và dễ trả lời trong mẫu báo cáo như sau:

- Tóm tắt chức năng, nhiệm vụ chính của bạn trong 1 năm qua? (Ví dụ trả lời: Chức vụ trưởng phòng nội dung. Nhiệm vụ: lên kế hoạch nội dung cho từng tháng, từng chiến dịch; triển khai dự án đến cấp dưới; kết hợp với các phòng ban để truyền thông hiệu quả...)

- Bạn thấy công việc của mình 1 năm qua tốt, khá hay kém? Lý do vì sao? (Ví dụ trả lời: Công việc một năm qua ở mức khá. Vì mặc dù tăng trưởng chỉ số tương tác trên mạng xã hội nhưng chưa thu về được nhiều đơn hàng.)

Gợi ý mẫu báo cáo cuối năm cho dân công sở, đơn giản nhưng đánh giá được hiệu suất làm việc cả năm trời! - Ảnh 2.

- Trong một năm qua có điều gì bạn thích/không thích ở công ty? Bạn có đề xuất gì không? (Ví dụ trả lời: Một năm qua, cá nhân tôi thấy công ty cùng nhau nỗ lực đi lên, tuy nhiên vẫn có một số cá nhân như... đi làm muộn, trễ deadline, sản phẩm chưa đạt chất lượng tốt. Đề xuất là công ty hãy ra những hình thức phạt cảnh cáo mức cao hơn để nhân viên rút kinh nghiệm.)

- Bạn có thể làm gì để nâng cao chất lượng công việc hiện tại? (Ví dụ trả lời: Tuyển thêm nhân viên thiết kế để chăm chút hơn mặt hình ảnh kết hợp với nội dung, xây dựng chân dung khách hàng rồi mới lên kế hoạch tổng thể của dự án...)

- Mục tiêu và kế hoạch trong năm tới của bạn là gì? (Ví dụ trả lời: Tiếp tục dẫn dắt team nội dung đạt 1 triệu traffic trong năm tới, tăng 40% đơn hàng thu về...)

3. Phần nhân viên tự đánh giá bằng thang điểm

Hợp lý nhất là bạn chia thành 5 điểm trong thang đánh giá. Như 1 điểm = Kém, 2 điểm = Trung bình, 3 điểm = Khá, 4 điểm = Tốt và 5 điểm = Xuất sắc.

Gợi ý mẫu báo cáo cuối năm cho dân công sở, đơn giản nhưng đánh giá được hiệu suất làm việc cả năm trời! - Ảnh 3.

Sau khi cộng điểm, chị em hãy nhìn vào thang đánh giá tổng dưới đây để biết mình đang ở mức độ nào nhé!

- 70 - 80: Xuất sắc

- 60 - 70: Tốt

- 50 - 60: Khá

- 40 - 50: Trung bình

- Dưới 40: Kém

4. Phần cấp trên/quản lý đánh giá nhân viên

Để bản báo cáo có tính khách quan hơn, nhất định chị em không được quên phần đánh giá từ phía cấp trên của mình. Bởi họ sẽ có khả năng bao quát toàn bộ những gì chúng ta thực hiện trong năm vừa qua.

Gợi ý mẫu báo cáo cuối năm cho dân công sở, đơn giản nhưng đánh giá được hiệu suất làm việc cả năm trời! - Ảnh 4.

Ở phần này, hãy trình bày dưới dạng câu hỏi và cách dòng để sếp có thể cho bạn nhận xét nhé. Ví dụ một số câu hỏi thường gặp là điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên là gì hay có những quyết định khen thưởng/phê bình nhân viên không...

Sau khi thực hiện xong những đề mục nêu trên và gửi cho sếp, bạn có thể yên tâm rằng mình đã trình bày một bản báo cáo cực chi tiết và hợp lý. Hi vọng với những gì trong năm vừa qua, chị em công sở có thể rút ra những kinh nghiệm của năm cũ và phát huy điểm mạnh trong năm mới nha!

Gợi ý mẫu báo cáo cuối năm cho dân công sở, đơn giản nhưng đánh giá được hiệu suất làm việc cả năm trời! - Ảnh 5.