Chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa GS. Hoàng Công Đắc, Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện E, Chuyên gia tiêu hóa Bệnh viện Thanh Nhàn cho hay, đau bụng là khái niệm chung và rộng trong chẩn đoán, bụng có 10 vùng phân khu khác nhau, mỗi vùng giải phẫu đó sẽ có những bệnh lý mắc khác nhau.

Dưới đây, GS. Đắc sẽ giúp người mọi người cách phân biệt những cơn đau bụng đơn giản để tìm ra bệnh lý, khám và điều trị sớm

1. Đau bụng dưới bên trái

GS tiêu hóa chia sẻ: 7 vị trí đau bụng ai cũng cần biết để nhận diện mối nguy hiểm - Ảnh 1.

Đau bụng dưới bên trái, ảnh minh hoạ.

GS. Đắc cho biết, theo giải phẫu bụng dưới bên trái là vị trí của ruột, khi đau bụng ở vị trí này kèm theo đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón có thể nghĩ tới viêm ruột kích thích.

Đau bụng dưới bên trái, nếu đau từng cơn, đi ngoài có nhầy hoặc máu là do viêm đường ruột.

Khi đau cuộn từng cơn, đau có kèm theo buồn nôn, đi ngoài phân nhầy máu rất có thể là do viêm đại tràng kích thích.

2. Đau bụng dưới ở giữa

"Bụng dưới ở giữa là vị trí của bàng quang và cơ quan sinh sản. Nếu đau bụng ở phần dưới rốn xuống xương mu kèm theo màu sắc nước tiểu thay đổi hoặc đái buốt, đái dắt thường là do viêm đường tiết niệu. Chủ yếu là do bị viêm bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi tiếu niệu" GS Đắc nói.

GS tiêu hóa chia sẻ: 7 vị trí đau bụng ai cũng cần biết để nhận diện mối nguy hiểm - Ảnh 2.

Đau bụng dưới giữa, ảnh minh hoạ.

Với phụ nữ có đau bụng vùng này cũng có thể liên quan tới thời kỳ kinh nguyệt. Nếu phụ nữ có quan hệ tình dục, bị đi đái dắt, đái buốt, đái đục, màu sắc nước tiểu thay đổi là do viêm đường tiết niệu.

3. Đau bụng dưới bên phải

GS tiêu hóa chia sẻ: 7 vị trí đau bụng ai cũng cần biết để nhận diện mối nguy hiểm - Ảnh 3.

ảnh minh hoạ.

GS.Đắc cho biết, khi bị đau bụng dưới bên phải triệu chứng đau từng cơn, đi ngoài phân lỏng là do viêm đại tràng hoặc manh tràng.

Trong trường hợp đau bụng vùng này nếu có kèm sốt, ấn vào bụng đau thì cần phải nghĩ tới viêm ruột thừa.

4. Đau bụng trên bên trái

Theo GS Đắc ở vị trí bụng trên bên trái có các cơ quan như: dạ dày, đại tràng ngang, gan, mật.

Khi đau bụng trên bên trái, có kèm theo buồn nôn, sốt thì phải nghĩ tới đau bụng do sỏi túi mật.

GS tiêu hóa chia sẻ: 7 vị trí đau bụng ai cũng cần biết để nhận diện mối nguy hiểm - Ảnh 4.

ảnh minh hoạ.

Nếu đau thượng vị nôn, bụng chướng nhẹ, sốt thường do viêm nhiễm đường mật

"Đau dữ dội, dai dẳng kèm theo buồn nôn hoặc nôn, đau cả khi dạ dày trống rỗng và lo cần nghĩ tới viêm loét dạ dày", GS. Đắc lưu ý.

5. Đau bụng ở giữa phía trên

GS.Đắc khuyến cáo, nếu đau bụng vùng bụng ở giữa phía trên cơn đau lan ra lưng, đau hơn khi ăn cảnh giác với bệnh viêm tụy. Trong trường hợp này cần phải làm siêu âm và xét nghiệm máu để xác định có phải viêm tụy hay không?

Viêm tụy nếu không được điều trị kịp thời việc điều trị sẽ rất khó khăn và nguy cơ tử vong rất cao.

6. Đau bụng trên bên phải

GS tiêu hóa chia sẻ: 7 vị trí đau bụng ai cũng cần biết để nhận diện mối nguy hiểm - Ảnh 5.

Phần bụng trên bên phải là vị trí có chứa túi mật và gan. Nếu đau bụng đột ngột, dữ dội lan lên vai, đau nhiều khi ăn chất béo cần nghĩ tới sỏi mật.

7. Cùng một lúc đau bụng ở giữa trái và phải

Đây là vị trí có chứa thận nếu đau bụng lan ra sau lưng kèm theo sốt, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng thận.

Trong trường hợp cơn đau bụng lan xuống vùng bụng dưới, màu sắc nước tiểu thay đổi nên nghĩ tới vấn đề có sỏi thận

GS.Đắc cho biết thêm đau bụng có khi là triệu chứng của rối loạn tiêu hoá, hoặc tiết niệu... Tăng nhu động ruột cũng có thể gây đau và dễ hiểu lan sang đau đại tràng co thắt. Đôi khi cơn đau ở bụng sau lại có thể ảnh hưởng tới bụng trước hoặc đau lan sang phải hoặc trái.

Vì vậy người dân khi có triệu chứng đau bụng thì cần phải đi khá để xác định nguyên nhân do đau để bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.