Gửi sếp cũ: Giá như ngày đó anh cho em cơ hội để giải thích về sai lầm của mình
Khi nhìn về những công việc trong quá khứ, chúng ta thường phải thốt lên hai chữ "ước gì".
Giang - hiện tại đang là trưởng phòng nhân sự của một tập đoàn lớn trong lĩnh vực truyền thông. Mặc dù cô mới tốt nghiệp được 3 năm nay nhưng kinh nghiệm quản lý dày dặn của cô khiến cho mọi nhân viên đều phải nể phục. Khi mọi người trầm trồ về tài lãnh đạo này, Giang mới kể lại quá trình từ một nhân viên lên sếp đầy đáng nhớ mà cũng thật nhiều bài học để đời.
Khoảng 3 năm trước, khi Giang đang ở giai đoạn làm khóa luận tốt nghiệp để ra trường, thì cô cũng đi làm tại một agency trong ngành quảng cáo. Thời gian này không hẳn là quá bận với Giang nhưng cô phải di chuyển nhiều giữa trường - công ty. Bởi khóa luận thì sai quy cách nội dung lại phải gặp giảng viên sửa lại. Cũng như công ty quảng cáo có nhiều deadline, KPI nghiêm ngặt.
Chính từ lý do bất tiện trong di chuyển, cộng thêm việc Giang không có thể lực tốt nên nhiều khi cô bị đi làm muộn, làm chậm tiến độ công việc hay là mệt quá nghỉ làm luôn. Với một thực tập sinh đầy triển vọng như Giang, các sếp kỳ vọng nhiều vào cô vì dù gì cô cũng tốt nghiệp chuyên ngành Marketing truyền thông của một trường Đại học danh tiếng.
(Ảnh minh họa)
Một ngày nọ, giọt nước tràn ly, người quản lý của Giang không chịu nổi được nữa, và ra thẳng tay quyết định cho Giang thôi việc. Không một lời giải thích, tường trình, không một câu trình bày. Tất cả chỉ là một văn bản cho nghỉ việc đầy rành mạch mà chua xót.
Câu chuyện này có lẽ khó mà phân định được ai đúng, ai sai. Nhưng hãy cùng nhìn vào quyết định từ người quản lý của Giang.
Khi thấy nhân sự mình chưa thực sự hết mình với công việc, sếp của Giang đã cho chính mình 2 lựa chọn: Giữ Giang ở lại và cho Giang nghỉ việc. Thực ra, sếp của Giang có thể có nhiều lựa chọn hơn thế. Hoặc là hỏi han tình hình để biết nguyên nhân của việc đi làm trễ, hoặc là sắp xếp thời gian biểu khác cho Giang, hay như đưa ra một công việc khác phù hợp với bản thân Giang hơn.
(Ảnh minh họa)
Xét rộng ra, hiện nay nhiều người sếp đang bó buộc mình với lựa chọn A, B để rồi quên đi những cách thức khác đúng đắn hơn C, D, F chẳng hạn. Và có lẽ từ tâm lý không chịu thấu hiểu nhân viên mà các sếp hay bị giữ lối tư duy mòn này.
Giá như lúc nóng giận, sếp có thể bình tĩnh tư duy cho nhân viên của mình lời giải thích. Giá như cả hai thẳng thắn ngồi nói chuyện với nhau và cùng đưa ra cách giải quyết thích hợp nhất. Giờ đây, khi lên chức quản lý, Giang nhớ mãi bài học của 3 năm trước. Và cô luôn tự đặt mình vào trong tâm thế của nhân viên để thấu hiểu họ, từ đó đưa ra những cách thức làm việc tốt nhất. Giang sẽ không vì những thời khắc cảm xúc dâng trào mà đưa ra quyết định vội vã, và hơn cả là không ích kỷ đẩy bản thân vào thế khó lựa chọn.
Một người sếp thấu cảm sẽ giúp nhân viên có động lực làm việc. (Ảnh minh họa)
Một người sếp tốt có thể chưa hẳn là một người sếp giỏi, mà nhất định phải là một người sếp làm mọi chuyện thấu tình đạt lý. Có như vậy thì nhân viên mới kính nể và có động lực để hoàn thành công việc thật tốt.
Còn các chị em thấy sao về câu chuyện trên?