Chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày mang tên "hạ đường huyết"

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường (dưới mức 3,9 - 6,4 mmol/lít). 

Điều này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng như tình trạng lóng ngóng, run chân tay, khó nói, rối loạn, mất ý thức, động kinh, thậm chí tử vong. Cảm giác đói, đổ mồ hôi, run rẩy và yếu ớt chân tay cũng có thể biểu hiện ra bên ngoài. Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xuất hiện nhanh và không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.

Hạ đường huyết - tình trạng dễ bị bỏ qua vì đôi khi chỉ có biểu hiện run rẩy chân tay:  Làm thể nào để sơ cứu đúng cách? - Ảnh 1.

Hạ đường huyết hay còn gọi là đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.

Hạ đường huyết thường xuất hiện vào lúc sắp đến bữa ăn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hạ đường huyết, trong đó với người điều trị bằng insulin, hạ đường huyết có thể do quá liều insulin, insulin hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài… sai lầm trong chế độ ăn, hoạt động thể lực không thường xuyên… 

Thông thường, hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp. Uống quá nhiều rượu mà không ăn, mắc một số bệnh như viêm gan nặng, rối loạn về thận… khiến cơ thể không thải độc đúng cách, dẫn đến hạ đường huyết. Cơ thể xuất hiện khối u có thể sản xuất quá mức các chất giống như insulin, hoặc các khối u có thể tự sử dụng đường quá nhiều cũng dẫn đến hạ đường huyết.

Đôi khi, hạ đường huyết xảy ra sau bữa ăn vì cơ thể sản xuất insulin nhiều hơn là cần thiết, điển hình ở những người từng phẫu thuật dạ dày.

Hạ đường huyết - tình trạng dễ bị bỏ qua vì đôi khi chỉ có biểu hiện run rẩy chân tay:  Làm thể nào để sơ cứu đúng cách? - Ảnh 2.

Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) giảm xuống mức quá thấp.

Lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh: "Nếu thường xuyên bỏ qua các triệu chứng hạ đường huyết, bạn có thể suy giảm nhận thức, thậm chí là mất ý thức". Tình trạng hạ đường huyết thường xuyên hoặc thời gian kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tế bào não như giảm trí nhớ, lú lẫn. Trường hợp nặng hơn khi hạ đường huyết kéo dài hơn 5 giờ thường rơi vào tình trạng mất não không hồi phục, việc điều trị hỗ trợ sau thời gian này chỉ mang lại đời sống thực vật cho người bệnh. Do đó, ngay khi phát hiện người thân có những dấu hiệu của hạ đường huyết, bạn cần nhanh chóng sơ cứu hạ đường huyết đúng cách.

Sơ cứu đúng cách khi bị hạ đường huyết, tránh biến chứng nguy hiểm

Theo lương y Bùi Hồng Minh, để sơ cứu người bị hạ đường huyết đúng cách, bạn cần thực hiện theo những bước sau:

Đối với người bình thường

- Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần nhanh chóng cho bệnh nhân ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống nước đường.

Hạ đường huyết - tình trạng dễ bị bỏ qua vì đôi khi chỉ có biểu hiện run rẩy chân tay:  Làm thể nào để sơ cứu đúng cách? - Ảnh 3.

Khi thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần nhanh chóng cho bệnh nhân ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống nước đường.

- Sau đó đặt bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Theo dõi cho đến khi bệnh nhân từ từ tỉnh táo lại hoàn toàn thì cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đối với bệnh nhân tiểu đường

- Nhanh chóng cho bệnh nhân sử dụng dung dịch ưu trương 30% ngay khi có nghi ngờ bệnh nhân bị hạ đường huyết, đặc biệt là khi bệnh nhân mới gặp phải một rối loạn thần kinh cấp xảy ra ở bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid.

- Khi tiêm cần tiến hành tiêm thật chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì.

Hạ đường huyết - tình trạng dễ bị bỏ qua vì đôi khi chỉ có biểu hiện run rẩy chân tay:  Làm thể nào để sơ cứu đúng cách? - Ảnh 4.

Khi tiêm cần tiến hành tiêm thật chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%.

- Trong thời gian chờ, bệnh nhân không có dấu hiệu hồi phục tích cực nên gọi xe cấp cứu hoặc gọi bác sĩ có chuyên môn đến thăm khám ngay tại nhà, đề phòng mọi biến chứng nguy hiểm.

Chuyên gia khuyến cáo, người thường xuyên hạ đường huyết không nên nhịn đói, để cơ thể bị đói quá lâu, hoạt động thể lực quá nhiều kết hợp nhịn ăn. Không được bỏ bữa sáng, nhất là nhóm đối tượng người già, trẻ em, người có bệnh mạn tính, cơ thể ốm yếu. Đặc biệt nếu bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết không được nóng vội dẫn đến hành động dùng quá liều insulin, nhất định phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh chế độ tập luyện điều độ, người hay bị hạ đường huyết cần mang sẵn bên người kẹo gừng để khi có dấu hiệu hạ đường huyết thì sử dụng ngay.