Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao áp dụng biện pháp xử lý các chủ đầu tư đã chiếm đoạt quỹ tòa chung cư bị xét xử theo đúng quy định Điều 175 Bộ luật Hình sự.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết theo số liệu đến năm 2019, cả nước có 4.422 toà nhà chung cư. Trong số đó có hơn 90% có nhà chung cư vận hành an toàn, ổn định, gần 10% là có tranh chấp.

"Chậm tổ chức Hội nghị chung cư, chậm thành lập Ban quản trị. Đóng góp, bàn giao, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì chung cư. Xác định sở hữu chung và sở hữu riêng. Ngoài ra, còn một số tranh chấp thu chi tài chính, quy chế hoạt động của ban quản trị, giá dịch vụ, đơn vị vận hành, cấp giấy chủ sở hữu, chất lượng công trình…còn bất cập" - Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.

Tranh chấp giữa các cư dân và chủ đầu tư xảy ra ở nhiều dự án chung cư

Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng đánh giá nguyên nhân của hạn chế nêu trên, do một số quy định pháp lý về quản lý và sử dụng chung cư còn chưa thật sự đầy đủ, rõ ràng như: Cách tính diện tích căn hộ, cách diện tích dùng chung và dùng riêng… 

Bộ Xây dựng cũng cho rằng, một số chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện dự án, không chăm sóc quản lý thích đáng nghĩa vụ sau bán hàng, không công khai đầy đủ theo quy định, một số hợp đồng mua bán căn hộ chung cư chưa thực hiện đầy đủ các quy định.

"Thường một số khoản chưa rõ ràng thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ đầu tư, còn tình trạng buông lỏng quản lý của Nhà nước về chung cư. Bên cạnh đó, còn một số chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị vận hành chung cư chưa thực hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình theo quy định, gây bức xúc trong dư luận" - ông Phạm Hồng Hà cho biết.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng thông tin thêm, thời gian qua, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã tổ chức phiên giải trình về lĩnh vực này. 

"Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 29 về tăng cường quản lý Nhà nước về nhà chung cư. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành thông tư, quy chuẩn về nhà chung cư và đã bổ sung chế tài xử phạt hành chính về quản lý nhà chung cư"- ông Phạm Hồng Hà nói.

Cũng theo Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, TP Hà Nội mới đây đã chuyển một số vụ vi phạm quản lý quỹ bảo trì nhà chung cư sang cơ quan điều tra xem xét xử lý.

"Tranh chấp nhà chung cư đã giảm, không còn điểm nóng gây bức xúc. Trong thời gian sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục sửa đổi Nghị định 99 về hướng dẫn nhà ở để bổ sung sửa đổi các quy định về nhà chung cư, nhất là kinh phí bảo trì nhà chung cư rõ hơn về mức thu, phương thức thu, quản lý sử dụng…" - ông Phạm Hồng Hà nêu rõ.

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 2.

Đồng loạt cư dân cầu cứu

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 3.

Tại các ban công tòa nhà

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 4.

Người dân dề nghị sau nhiều lần yêu cầu đối thoại

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 5.

Hình ảnh khiến các cơ quan chức năng vào cuộc

Liên quan tới vấn đề quỹ bảo trì khiến nhiều cư dân chung cư trên địa bàn Hà Nội bức xúc, thời gian gần đây vụ việc xảy ra tại dự án New Horizon City (87 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai) khiến dư luận đặc biệt chú ý bởi những diễn biến kéo dài chưa có hồi kết dẫn tới phản ứng mạnh mẽ của cư dân. "Giọt nước tràn ly" sau nhiều lần đối thoại bất thành, người dân tiếp tục tập trung yêu cầu chủ đầu tư giải quyết.

Cụ thể, tối 9/10, hàng nghìn người dân thuộc chung cư trên đã tập trung dưới sân. Toàn bộ các lối đi và hành lang của dự án này được xếp kín các phương tiện ô tô xe máy. Đây là tình cảnh "tắc đường" trong khu dự án lần đầu tiên, khiến cho an ninh khu vực gây sự chú ý, lực lượng cảnh sát được huy động.

Trao đổi với chúng tôi, một thành viên trong ban quản trị cho hay: "Kể từ ngày 1/10 chủ đầu tư Vinaenco đồng ý bàn giao quyền vận hành cho ban quản trị, tuy nhiên chủ đầu tư lại chiếm giữ phần tầng hầm, trong đó có để xe 2 bánh của cư dân, theo quy định của pháp luật thì đây thuộc quyền sở hữu chung. Chủ đầu tư đã chiếm đoạt bằng các văn bản mà họ gửi cho ban quản trị", cư dân chia sẻ.

Theo cư dân tại đây, họ đã rất nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư đối thoại trực tiếp để giải quyết các vướng mắc nhưng không được. Hôm nay, họ tập trung nhau phía ngoài văn phòng để chờ gặp đại diện chủ đầu tư, nhưng lại thêm một lần thất vọng.

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 6.

Tại Ecolife 58 Tố Hữu

Hà Nội: Chuyển hồ sơ một số dự án chung cư có tranh chấp sang cơ quan điều tra - Ảnh 7.

Hoặc mới đây nhất, nhiều cư dân Ecolife Capitol (tại địa chỉ số 58 Tố Hữu, thuộc địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc về nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi. Sau nhiều ngày yêu cầu chủ đầu tư đối thoại nhưng không được đáp ứng nên đã tập trung đông người, gây ra tình cảnh mất trật tự an ninh.

Trao đổi với chúng tôi, một số người dân tại đây cho hay, hơn 1 tuần nay cư dân tập trung phản đối chủ đầu tư vi phạm về quy chế quản lý nhà chung cư cao tầng và thất hứa với cư dân, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải đáp khiến họ phải lên tiếng.

Ông Đoàn Thế Hưng – Phó Trưởng Ban quản trị tòa nhà Ecolife Capitol, theo hợp đồng mua bán vào năm 2016, chủ đầu tư sẽ miễn phí phí dịch vụ trong vòng 5 năm cho khoảng 250 căn hộ tại tòa nhà, thời điểm đó chủ đầu tư là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.

Tuy nhiên, đơn vị vận hành của chủ đầu tư hoạt động không hiệu quả, nên cư dân đã yêu cầu chủ đầu tư bàn giao lại phần quản lý tòa nhà cho Ban quản trị...