Khối ngành Kinh tế là một trong những lựa chọn hàng đầu của sĩ tử trong những mùa thi đại học. Bởi khối ngành này được đánh giá có nhiều tiềm năng công việc cùng mức thu nhập tốt. Tuy nhiên để chọn được một trường Kinh tế tốt, chất lượng đào tạo cao không hề đơn giản.
Tại Hà Nội, có 4 "ông lớn Kinh tế" cực nổi trội mà sĩ tử thường nhớ tới, nhắc tên đầu tiên. Đây đều là những trường có chất lượng giảng dạy nổi trội. Bên cạnh đó, điểm chung của 4 trường này là đầu vào cao ngất ngưởng. Nếu không tự tin đạt 25 điểm trở lên, thí sinh chớ dại nộp hồ sơ.
1. Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập vào năm 1956. Đây là trường trọng điểm quốc gia, trường đầu ngành trong khối các trường đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao, tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.
NEU đào tạo rất nhiều ngành, điển hình như: Kinh tế Quốc tế, Kế toán, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Luật, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Công nghệ thông tin, Quản trị khách sạn, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ công chúng....
Nhìn chung, NEU đào tạo chuyên sâu vào học thuật cho sinh viên. So với các trường kinh tế khác thì mức độ học thuật, khái quát ở các môn học của NEU khá cao và nhiều trường đại học cũng thường xuyên tham khảo sách của NEU. Sinh viên NEU được đánh giá có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo vững và khi ra trường rất nhiều người đã trở thành lãnh đạo cấp cao của nhà nước, lãnh đạo của các tập đoàn lớn.
Năm 2021, điểm trúng tuyển vào các ngành của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân theo phương thức kết hợp như sau:
2. Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương (FTU) được thành lập vào năm 1960, tiền thân là một bộ môn trong Khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý nhưng đặt tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).
Trải qua nhiều năm đào tạo, FTU trở thành một trong những trường đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế, với thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh.
Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Một số ngành điển hình của trường như: Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế, Phân tích và đầu tư tài chính, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,...
Nếu NEU thiên về đào tạo học thuật thì FTU thiên về đào tạo, phát triển kỹ năng. Theo đánh giá của nhiều sinh viên từng theo học, chương trình học ở FTU không nặng về lí thuyết như hầu hết các trường kinh tế khác mà tập trung vào trải nghiệm cũng như sự tư duy về kinh tế hay kinh doanh ở sinh viên.
Ngoài ra sinh viên cũng được tạo nhiều cơ hội thuyết trình, làm việc nhóm, làm case study, lập kế hoạch kinh doanh, học về các kĩ năng như sắp xếp thời gian, quản lí công việc, kĩ năng giao tiếp,...
Tối 27/7, Trường ĐH Ngoại thương công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Cụ thể như sau:
3. Học viện Tài chính
Học viện Tài chính được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (trước đây là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.
Sau nhiều năm không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng giảng dạy, tính đến nay, AOF là một trong những trường đại học công lập top đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam, có thế mạnh trong việc đào tạo các ngành Tài chính - Kinh tế.
Hiện AOF đào tạo các ngành Tài chính - Ngân hàng; Kế toán; Kiểm toán; Quản trị kinh doanh; Hệ thống thông tin kinh tế (Tin học tài chính Kế toán); Tiếng Anh tài chính; Kinh tế. Đến nay, Học viện Tài chính đã đào tạo được hơn 300 tiến sĩ, hơn 5.000 thạc sĩ và gần 100.000 cử nhân kinh tế cho Việt Nam. Nhiều cựu sinh viên của trường hiện đang là chính trị gia nổi tiếng, đảm nhận các chức vụ quan trọng.
Năm 2021, Học viện Tài chính tuyển 4.000 sinh viên hệ đại học chính quy bằng 5 phương thức, trong đó thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có lợi thế.
5 phương thức tuyển sinh của Học viện Tài chính gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển học sinh giỏi THPT, dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển học sinh tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài.
Năm 2020, điểm chuẩn của trường diện xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT ngành thấp nhất là 24,85. Ngành cao nhất là 32,7.
4. Học viện Ngân hàng
Học viện Ngân hàng (tiền thân là Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng) được thành lập từ năm 1961. Học viện Ngân hàng là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo, Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, phân viện Bắc Ninh, phân viện Phú Yên và cơ sở đào tạo Sơn Tây với hơn 16.000 sinh viên đang theo học.
Năm 2017, Học viện Ngân hàng đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo công nhận đạt các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam và tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu tại khối ngành kinh tế, tài chính- ngân hàng.
Năm 2019, 2 chương trình cử nhân Kế toán – Kiểm toán của Học viện Ngân hàng được kiểm định thành công và chính thức được công nhận bởi Hội Kiểm toán viên hành nghề Australia (CPA Australia). Học viện Ngân hàng hiện là đối tác đào tạo cho các trường ĐH CityU (Hoa Kỳ), ĐH Sunderland, West of England (Anh), Saxion (Hà Lan), Kinh tế và Luật Berlin (CHLB Đức), ĐH Tài chính trực thuộc chính phủ LB Nga (FU),...
Hiện tại Học viện Ngân hàng đang đào tạo các ngành: Tài chính - Ngân hàng Chất lượng cao; Tài chính - Ngân hàng, Kế toán Chất lượng cao, Kế toán, Quản trị kinh doanh Chất lượng cao, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Ngôn ngữ Anh, Kinh doanh quốc tế, Luật kinh tế, Kinh tế.
Năm 2020, điểm chuẩn Học viên Ngân hàng như sau: