Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ lại câu chuyện gây phẫn nộ của một người mẹ trẻ khi chị đang trên đường đi đón con về thì không may bị đánh rơi túi trong đó có những giấy tờ quan trọng kèm theo đó là tiền.

Hà Nội: Khóc lóc van xin người nhặt được chục triệu trả lại nhưng...
Chia sẻ của người mẹ trẻ về câu chuyện của mình thu hút nhiều bình luận trên mạng xã hội.

Khi về nhà, người mẹ đã gọi liên tục 7-8 cuộc vào máy mình và được một người nhấc máy hẹn gặp ở một quán cà phê, thế nhưng thay vì trả lại hết thì người đàn ông nhặt được này chỉ trả lại giấy tờ còn số tiền được người phụ nữ kể là tiền lương mới nhận được thì ông lấy chia cho những thanh niên ngồi trong quán.

Cô viết: “Mình khóc lóc van xin thì bác ấy trả cho 2 triệu, rồi còn lấy số tiền đó chia cho mỗi thằng một ít. Nhìn cảnh đó mà nước mắt trào luôn. Mồ hôi công sức của mình biết là do mình không cẩn thận nhưng sau hành động của họ khiến mình đau lòng”.

Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng mạng, đa phần đều cảm thấy bất ngờ trước cách “nhặt được của rơi trả lại người mất” của người đàn ông nói trên.

Liên hệ với chị Nguyễn Kim Ngọc Diệp – chủ nhân của dòng status nói trên, chị Ngọc Diệp cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 12h30 trưa ngày 11/6. Lúc đó chị đi đón con đi học tiếng Anh từ Tây Sơn về KĐT Văn Khê. Trời nắng gắt, bé ngủ gật nên chị phải giữ bé (mặc dù vẫn đeo đai).

Gần đi đến Ngã tư Vạn Phúc, người đi đường gọi to "Chị ơi, chị vừa rơi túi", nhìn xuống thì thấy rơi mất rồi, vội vàng quay ngược xe lại (đi ngược chiều) để tìm nhưng không thấy đâu nữa. Hỏi liên tục các quán bán hoa quả dọc đường đó. Họ cũng cho chị mượn điện thoại để gọi vào số điện thoại của chị ở trong túi, nhưng không ai cầm máy. Biết điện thoại mình sắp hết pin mà chỉ còn hi vọng vào đó.

Hà Nội: Khóc lóc van xin người nhặt được chục triệu trả lại nhưng...
Chị Ngọc Diệp chia sẻ sự bức xúc trên trang cá nhân.

Chị Diệp phóng vội về nhà, lấy điện thoại Mẹ chồng chị gọi liên tục 6-7 cuộc thì có một bác (giọng già) nghe máy và nói "Bác nhặt được túi của cháu, bác cho cháu chuộc nhưng toàn bộ tiền trong ví cho bác xin". Nghe xong thì lo lắng, bấn loạn nên trả lời “Vâng ạ". Bác ấy hẹn ra quán nước ngay đối diện The Pride, dưới cổng Nam Cường.

Nhà chỉ có mỗi 2 mẹ con với bà nội. Lúc này là 1h trưa rồi. Hàng xóm đóng cửa cả và nghĩ sợ phiền hà. Hơn nữa rất nôn náu ra nhanh gặp họ, vì sợ họ đổi ý. Sợ điện thoại hết pin thì không biết đâu mà lần.

Nghĩ là quyết, chị Diệp ra nơi hẹn và đến nơi thì chị thấy cảnh tượng bác ấy đứng đeo túi của chị, quanh quán đông thanh niên khoảng 8 người, có chị bán nước là con gái.

Chị Diệp kể lại giây phút ra chuộc lại đồ: “Ra đến nơi, bác ấy bảo bây giờ cháu gọi vào điện thoại cháu để bác xác nhận đúng người chưa. Sau đó hỏi tên và hỏi trong túi có gì. Sau khi xong xuôi. Bác ấy rút ví ra, lấy toàn bộ Tiền trong ví kể cả 500 đồng, 200 đồng. Vét sạch. Có 2 tờ 2 đô bạn tặng kỉ niệm + tờ tiền Lào thì bác ấy trả. Lúc này, mình xin trình con nhỏ, đồng lương vừa nhận, bà đau...Khóc ròng thì ông ấy bớt lại cho 2 triệu. Xung quanh đồng thanh, trả lại thế là may rồi...lúc này, đau buồn, tủi thân, mình chỉ biết khóc thôi.

Rồi ô ấy nói "đừng có khóc lóc gì ở đây, tao nhặt được tao trả lại giấy tờ cho là may rồi. Tao thấy giấy tờ của mày phát ngốt nên tao trả. Điện thoại của mày tao không biết nghe như thế nào, tao phải nhờ đứa sinh viên nghe hộ. Tao lao động kiếm tiền cũng vất vả lắm. Tiền này cho tao xin...".

Vì chưa có kinh nghiệm xử lý nên khi đó chị Diệp cũng chỉ biết khóc, rồi lầm lũi đi về và người đàn ông đó cũng đi luôn.

Hà Nội: Khóc lóc van xin người nhặt được chục triệu trả lại nhưng...
Mất tiền là vậy nhưng chị Diệp cũng quan niệm rằng "của đi thay người" đen đủi cái này sẽ gặp may cái khác
.

Chia sẻ thêm với PV Báo Người Đưa Tin về hành động của người đàn ông trên, chị nói trong sự bức xúc: “Bản thân mình thì mình nghĩ hành động của họ lấy tiền và chia nhau trước mặt mình là không chấp nhận được. Nếu như bác ấy nhờ người khác đưa điện thoại + giấy tờ thì mình sẽ không quá uất và đau lòng như này”.

Theo chị Diệp có lẽ trong suốt quãng thời gian sau này của chị có lẽ chị sẽ không bao giờ quên người đàn ông tầm 50 tuổi, đậm người đi xe số lấy tiền của chị.

Khi chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội, chị Ngọc Diệp chỉ mong muốn tất cả mọi người đều phải cẩn thận. Con người sống với nhau có tình hơn. Đối xử với nhau có học hơn.

Theo Người đưa tin