Sau 2 ngày thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về việc cách ly xã hội để giảm thiểu nguy cơ lây lan, phòng tránh dịch Covid-19, theo ghi nhận của chúng tôi, thành phố Hà Nội vắng lặng, yên ả và sạch từng con ngõ.

Ông Phạm Văn Hòa (ở ngõ Văn Chương) chỉ đón khách quen để phòng tránh dịch


Riêng tại các bến xe, hiện tại không có một bóng người qua lại.

Một nhân viên bảo vệ tại Bến xe Giáp Bát chia sẻ, hơn chục năm làm việc tại đây nhưng chưa bao giờ xuất hiện hình ảnh này.

"Dù có mưa bão, nước ngập thì ở đây cũng có xe đến hoặc xuất bến. Kể cả đêm giao thừa cũng có phương tiện ra vào. Thế nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp cảnh không có tiếng động, các nơi công cộng của bến không phải lên đèn", người này nói.

Bến xe Giáp Bát những nhày tạm nghỉ theo chỉ thị của Thủ tướng để phòng, tránh dịch Covid-19

Bến xe Giáp Bát những ngày tạm nghỉ theo chỉ thị của Thủ tướng để phòng, tránh dịch Covid-19

Chua bao giờ trước cổng bến xe có cảnh yên ả thế này

Chưa bao giờ trước cổng bến xe có cảnh yên ả thế này

Hà Nội ngày thứ 2 cách ly xã hội: Bến xe không khách, người vô gia cư luôn có lương thực - Ảnh 4.

Bến xe Giáp Bát đóng cửa 15 ngày

Cũng theo ghi nhận, hầu hết các tuyến đường đều vắng vẻ, các nhà mặt đường đều đóng cửa, dừng mọi hoạt động.

Ở một số đầu ngõ có xuất hiện bóng dáng những người hành nghề xe ôm.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Văn Hòa (ở ngõ Văn Chương) chia sẻ; ngay sau khi nắm được chỉ thị của Thủ tướng, ông Hòa rất ủng hộ bởi đa số người dân đều nhận thấy nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Ông Hòa tự giác chấp hành chỉ thị của Thủ tướng bằng cách không chở khách thập phương là những người lạ, mà chỉ đón những khách quen để duy trì cuộc sống.

"Vì bản thân tôi không có lương, không có cách nào khác ngoài lao động để có cuộc sống. Tôi phải cẩn thận hơn trong việc phòng tránh dịch, trang bị đầy đủ khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn và không chở khách lạ, không đến chỗ đông người", ông Hòa chia sẻ.

Ông Phạm Văn Hòa chia sẻ về cuộc sống trong những ngày này

Ông Phạm Văn Hòa chia sẻ về cuộc sống trong những ngày này

Còn tại một số điểm công cộng, thi thoảng vẫn xuất hiện những người vô gia cư. Họ là những người có hoàn cảnh không nơi nương tựa, không có người thân, không nhà.

Những người vô gia cư đã tự giác tìm chỗ vắng người để tá túc, họ luôn nhận được sự chia sẻ của các mạnh thường quân

Những người vô gia cư đã tự giác tìm chỗ vắng người để tá túc, họ luôn nhận được sự chia sẻ của các mạnh thường quân

Cụ bà có nhiều năm lang thang ở Hà Nội cho biết, chưa bao giờ chứng kiến cảnh vắng vẻ như bây giờ

Cụ bà có nhiều năm lang thang ở Hà Nội cho biết, chưa bao giờ chứng kiến cảnh vắng vẻ như bây giờ

Trao đổi với chúng tôi, một cụ bà quê ở Đông Anh, Hà Nội, cho biết, do hoàn cảnh nên gần chục năm nay bà sống lang thang trên địa bàn thủ đô. Ngay sau khi có nghị định của Thủ tướng, mọi người được cơ quan chức năng nhắc nhở nên thay vì tập trung vài người một chỗ để các nhà hảo tâm chú ý, thì những người vô gia cư đã tự tách ra đi tìm những địa chỉ vắng vẻ để tá túc qua ngày.

Đôi vợ chồng quanh năm sống ở bên bờ hồ Linh Đàm vẫn hạnh phúc, họ cho biết luôn sợ dịch nhưng không còn cách nào khác

Đôi vợ chồng quanh năm sống ở bên bờ hồ Linh Đàm cho biết luôn sợ dịch nhưng không còn cách nào khác

Một người phụ nữ khác cho biết, bản thân bà sống ở đây đã quen nên không muốn đi trung tâm nhân đạo và cũng không muốn đi đâu. Dù phải sống cảnh vô gia cư nhưng bà luôn nhận được sự chía sẻ của các mạnh thường quân

Một người phụ nữ khác cho biết, bản thân bà sống cảnh màn trời chiếu đất đã quen, những ngày này, bà luôn nhận được sự chia sẻ của các mạnh thường quân, những người hảo tâm chia sẻ giúp đỡ bằng những phần quà

Hà Nội ngày thứ 2 cách ly xã hội: Bến xe không khách, người vô gia cư luôn có lương thực - Ảnh 10.

Người tài xế xe ôm nhận được quà từ một người hảo tâm

Hà Nội ngày thứ 2 cách ly xã hội: Bến xe không khách, người vô gia cư luôn có lương thực - Ảnh 12.