Đường Lê Văn Lương chỉ dài khoảng 2km nhưng có tới khoảng 40 tòa cao ốc với mật độ dân cư hơn 100 nghìn người.
Sống ở khu vực này từ nhỏ, em Hoàng Minh Anh (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mỗi ngày đến trường là một cuộc chiến với tắc đường.
Cũng tại Quận Thanh Xuân, đường Nguyễn Tuân dài khoảng 1 cây số, có đoạn thắt cổ chai với chiều rộng chỉ 7 mét thế nhưng, nhiều tòa nhà cũng đang được xây mới dù giao thông đã quá tải.
Năm ngoái, Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Chính phủ "Về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông đến năm2025".
Thành phố sẽ chỉ phê duyệt các dự án cao tầng phù hợp với định hướng quy hoạch, không gia tăng áp lực gây ùn tắc giao thông.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất để giảm ùn tắc là phải quy hoạch giao thông đi trước một bước. Vì vậy, cùng với kế hoạch này, Hà Nội cũng cần thêm các giải pháp kết nối hạ tầng đồng bộ.
Để giảm ùn tắc, Hà Nội đang triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung đầu tư để tăng tính kết nối giao thông giữa các khu vực được xem là giải pháp cơ bản có tính bền vững và lâu dài.
Cùng với đó, thành phố cũng sẽ chú trọng phát triển vận tải công cộng và hướng đến hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.