Vợ chồng ôm con chạy vì sợ nhà sập

Theo ghi nhận của chúng tôi tại chân cầu Đuống thuộc Tổ Đuống 2 (Thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội) từ 2 tháng nay xuất hiện tình trạng những vết nứt chạy dài có nguy cơ sạt lở uy hiếp đến an toàn, sinh hoạt cũng như cuộc sống của người dân. Trước việc những vết nứt kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mố cầu Đuống và của cả người dân, lực lượng chức năng địa phương đã triển khai nhiều biện pháp để khắc phục sự cố.

Video: Người dân sợ hãi trước cảnh sạt lở cạnh cầu Đuống.

Trao đổi với chúng tôi, bà Trương Thị Vĩnh (69 tuổi thuộc tổ 2 – Tổ Đuống 2) cho biết: "Trong trận mưa đêm ngày 3/10 vừa qua chỉ trong chốc lát đã xuất hiện 1 vết nứt rất lớn chạy dài dọc theo nơi ở của nhiều hộ dân ven đê".

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 2.

Sự cố sạt lở đã ảnh hưởng đến cầu Đuống và nhiều hộ dân sinh sống cạnh chân cầu.

Nói thêm về việc này, bà Vĩnh cho rằng: "Chúng tôi sinh sống tại đây mấy chục năm nhưng chưa bao giờ thấy xuất hiện tình trạng những vết nứt chạy dài và nguy hiểm đến như thế này. Giờ những xuất hiện vết nứt chạy dài từ mố cầu Đuống đến qua cả khu vực nhà tôi khiến nhiều người ăn ngủ không yên".

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 3.

Bà Vĩnh cho biết, mấy chục năm qua chưa khi nào thấy nhiều vết nứt như hiện nay.

Trong khi đó, nghiêm trọng nhất thuộc về căn nhà của vợ chồng anh Lê Đình Quân và chị Ngọc Khánh. Theo nhiều người tại khu vực này thì ngay trong ngày 3/10 vừa qua, khi phát hiện sự việc xuất hiện những vết nứt nghiêm trọng lực lượng chức năng địa phương đã động viên gia đình anh Quân đi sơ tán để đảm bảo an toàn tính mạng.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 4.

2 vợ chồng anh Quân, chị Ngọc phải "bỏ của chạy lấy người".

Nói về sự việc, bà Bùi Thị Dậu (mẹ đẻ của anh Quân) cho hay: "Hai vợ chồng thằng Quân sinh sống tại căn nhà sát vách khu vực sạt lở, do những vết nứt xuất hiện quá lớn nên vợ chồng con cái nó đã phải ra nơi khác thuê nhà sống".

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 5.

Tường nhà bị "xé toạc" chỉ trong một đêm.

Vừa nói bà Dậu tiếp tục chỉ những vết nứt rộng đến cả gang tay tại khu vực sân của gia đình. Bà cho biết: "Trong đêm ngày 3/10 vết nứt đã khiến khu vực cổng của gia đình đổ sụp xuống, riêng khu vực sân nhà thì từ đó đến nay những vết nứt mỗi ngày một lớn".

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 6.

Gia đình nhà bà Dậu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo ghi nhận, tại khu vực cổng gia đình bà Dậu vết nứt đã "xé toạc" bức tường, cổng nhà, sân, thậm chí ngay cả con đường nhỏ trước nhà những vết nứt cũng dần ngày càng lớn hơn, rộng hơn khiến ai cũng lo sợ.

Cầu Đuống bị uy hiếp nghiêm trọng

Cũng theo quan sát của chúng tôi, vết nứt lớn cũng đã làm mố cầu Đuống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, trên khu vực mố cầu xuất hiện những vết nứt rộng đến 10cm.

Tại khu vực kè mố cầu cũng xuất hiện những vết nứt lớn khiến người dân sợ hãi khi phải di chuyển qua cầu.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 7.

Toàn cảnh mố cầu Đuống bị bẻ gãy bởi vết nứt.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 8.

Những vết nứt gây uy hiếp đến an toàn của cầu Đuống.

Theo báo cáo của lực lượng chức năng, tại khu vực bờ sông từ điểm tiếp giáp chân cầu Đuống xuất hiện vết nứt không liên tục dài 36m. Các vết nứt có chiều hướng phát triển, gây nứt trụ cổng của nhà dân. Sân của các hộ dân dọc đường bê tông xuất biện các vét nứt hình cung. Qua khảo sát, chiều dài cung trượt 36m, từ K8+850 đến K8+875, đê tả Đuống.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 9.

Phía dưới khu vực bờ kè xảy ra hiện tượng sụt lún gần 20cm.

Nguyên nhân do chế độ dòng chảy qua khu vực cầu Đuống phức tạp, dòng chủ lưu áp sát bờ tả gây bào xói lòng dẫn đến bờ sông tại đây lở đứng thành. Đặc biệt, trong ngày 2/10 và 3/10/2017 xuất hiện một số trận mưa lưu lượng lớn, dẫn tới sự cố nứt trượt bờ sông, gây lún nứt công trình giao thông và nhà ở tại khu vực.

Ngay khi phát hiện sự cố, UBND huyện đã chỉ đạo UBND thị trấn Yên Viên, Hạt Quản lý đê số 6 huy động lực lượng triển khai phát quang toàn bộ khu vực xảy ra sự cố. Đồng thời, chỉ đạo UBND thị trấn Yên Viên tổ chức di dời các hộ có nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn. Bố trí lực lượng trực, tuần tra theo dõi thường xuyên khu vực xảy ra sự cố; đặt thông báo, cảnh báo khu vực xảy ra sự cố.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 10.

Mặt đường bê tông của con đường cạnh mố cầu Đuống bị nứt toác.

Để bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, công trình giao thông, tính mạng và tài sản của nhân dân, UBND huyện Gia Lâm đề xuất UBND thành phố sớm triển khai thực hiện dự án xử lý cấp bách để đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân trong khu vực và công tác phòng, chống thiên tai của huyện.

Hà Nội: Vết nứt chạy dài dưới chân cầu Đuống, người dân phải bỏ nhà di tản vì lo sợ hà bá nuốt chửng - Ảnh 11.

Lực lượng chức năng phải đặt nhiều biển báo nguy hiểm tại khu vực này.

Trao đổi về sự việc, lãnh đạo thị trấn Yên Viên cho hay, chính quyền địa phương đang theo dõi diễn biến sự cố và chuẩn bị sẵn sàng phương án di dời các hộ dân trong khu vực bị sạt lở khi cần thiết. Trước mắt, đã tiến hành hỗ trợ 2 triệu đồng cho hộ dân phải di dời khẩn cấp vừa qua. Nếu tình trạng sụt lún tiếp tục diễn ra, thị trấn sẽ phải đề nghị UBND huyện hỗ trợ.

Cầu Đuống được xây vào cuối thể kỷ 19 nhưng bị phá hủy trong chiến tranh chống Mỹ. Sau chiến tranh, cầu được xây lại ở đúng vị trí cũ với chiều dài 225m. Giống như cầu Long Biên, cầu Đuống có đường sắt đơn khổ 1.435mm ở chính giữa, hai bên có làn đường cho các phương tiện cơ giới.