Việt Nam vốn nổi tiếng với rất nhiều đặc sản vùng miền thơm ngon và đầy thú vị. Trong đó ở Hà Tĩnh, có một loại quả đen nhẻm, xấu xí nhưng lại ngọt thơm vô cùng, mang tên quả trám đen. 

Cứ vào tháng 8 dương hàng năm, người dân xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại tất bật vào mùa thu hoạch trám đen. 

Lần đầu nhìn thấy quả trám, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao loại quả nhỏ bé, ngoại hình kém hấp dẫn này lại được yêu thích tới vậy... Phải đến khi được thưởng thức những đặc sản do trám tạo ra, chúng ta mới hoàn toàn tâm phục khẩu phục. Loại quả dân dã này khi ăn có vị bùi, béo, hương vị khó quên, vì thế mọi người thường tìm mua với số lượng lớn. Các món ăn từ trám đen như xôi trám, trám om muối, trám muối mặn và trám kho thịt luôn là những lựa chọn hấp dẫn.

Lần đầu nhìn thấy quả trám, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc vì sao loại quả nhỏ bé, ngoại hình kém hấp dẫn này lại được yêu thích tới vậy...

Lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. Quả trám đen có tác dụng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc. Thường được dùng để giải rượu, nọc độc con dải, chữa yết hầu cổ họng sưng đau hoặc ho nhiều đờm. 

Những bài thuốc trị bệnh từ quả trám - đặc sản Hà Tĩnh

1. Chữa da bị nứt nẻ do lạnh

Để chữa lành làn da nứt nẻ do thời tiết giá lạnh, bạn có thể áp dụng cách sau: Lấy một lượng hạt quả trám vừa đủ rồi đem đốt cho cháy tồn tính. Sau đó trộn chúng với dầu mè theo tỉ lệ phù hợp. Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị nứt nẻ.

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng bạn không có bất kỳ phản ứng dị ứng nào với các thành phần trước khi sử dụng. Thử nghiệm trên một khu vực nhỏ của da để kiểm tra phản ứng trước khi bôi lên các vùng da lớn hơn.

Trám đen không chỉ là một món ngon mà còn là vị "thuốc quý".

2. Chữa sâu răng, đau răng

Cách làm: Đốt quả trám thành than, tán thật nhỏ sau đó trộn với một ít xạ hương rồi bôi và xỉa vào chỗ đau răng.

Ngoài ra, mọi người có thể lấy vỏ cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng và đem phơi khô, sau đó sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Có thể phối hợp với rễ chanh, rễ cây trẩu hoặc rễ cà dại.

3. Trị đau đầu bằng quả trám 

Quả trám được biết đến với nhiều công dụng trong Đông y, trong đó có việc hỗ trợ điều trị đau đầu. 

Để chuẩn bị bài thuốc từ trám, bạn cần chuẩn bị 10g quả trám tươi đã bỏ hạt, 15g hành hoa, 10g tử tô và 10g gừng tươi. Các nguyên liệu này sau đó được sắc với 1,5 lít nước cho đến khi nước cạn còn 500ml. Chia lượng nước thuốc này làm 3 phần để uống trong 3 bữa trong ngày, nên uống khi nước còn ấm để phát huy tác dụng tốt nhất. Áp dụng liên tục từ 3 đến 5 ngày có thể giúp trị đau đầu một cách hiệu quả. 

4. Giải nhiệt, thanh phế, lợi hầu họng bằng quả trám

Cách làm: Cho 10g trám tươi bỏ hạt, 120g ngó sen tươi, 6g gừng, 150g mã thầy vào máy ép. Ép lấy nước, uống đều 2 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.

5. Chữa chứng miệng lở, nhiệt bằng quả trám

Cách làm: Lấy 50g trám đốt thành than, tán thành bột mịn bôi lên vùng miệng bị nhiệt. Kết hợp với uống nước quả trám luộc để đạt được hiệu quả như ý.

6. Trị đau nhức xương khớp bằng quả trám

Cách làm: Cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài 10g trám, rửa sạch, cắt lát, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương hiệu quả.

Hà Tĩnh có loại quả đặc sản đen xì nhưng ngọt thơm, biết dùng sẽ thành "thuốc quý" chữa đủ thứ bệnh - Ảnh 4.

Trám đen có thể sử dụng để trị đau xương khớp.

7. Chữa viêm họng mạn tính

Cách làm: Dùng 6g trám, 6g trà xanh sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn nửa, để nguội, sau đó hòa 1 thìa mật ong vào uống từng ngụm sẽ có tác dụng trị viêm họng mạn tính.

8. Chữa kiết lị bằng quả trám

Cách làm: Dùng 100g trám cả hạt sắc với 1 lít nước đến khi cạn rồi cô lại lấy cao, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh kiết lị.

9. Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét

Cách làm: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.