Hơn 1.000 cá thể động vật biển đã chết
Cư dân California đang gióng lên hồi chuông cảnh báo - xác của hải cẩu, sư tử biển và cá heo đang nằm rải rác trên những bãi biển nổi tiếng. Những động vật biển có vú sống dở chết dở leo lên bờ, co giật, rồi chết ngay trước mắt mọi người.
Lực lượng cứu hộ cho biết đây là một trong những vụ ngộ độc hàng loạt tồi tệ nhất mà họ từng chứng kiến.
Cộng đồng khoa học California đã giải thích, thủ phạm gây ngộ độc là chất độc thần kinh do vi tảo Pseudonitzschia sản sinh ra. Hiện giờ các loại tảo này đang nở hoa ở vùng nước ven biển. Chất độc do chúng thải ra xâm nhập vào chuỗi thức ăn và gây bệnh cho động vật có vú ở biển khi chúng ăn mồi. Hiện tượng do tảo gây ra cái chết cho động vật và động vật không xương sống được các nhà khoa học gọi là "thủy triều đỏ".
Câu chuyện ba năm trước ở Kamchatka
Điều tương tự cũng xảy ra vào tháng 10/2020 trên bờ biển Thái Bình Dương của Nga ở Kamchatka. Chỉ trong một đêm, hàng trăm nghìn con cua, nhím biển, bạch tuộc và các động vật sống dưới đáy biển khác đã bị ném lên bãi cát. Những người lướt ván trên biển cũng phàn nàn về việc họ bị ngộ độc và đau mắt sau khi tập luyện dưới biển. Nhưng may mắn là khi đó sư tử biển, hải cẩu hay cá heo đều không bị hại.
Nguyên nhân cái chết của động vật sống ở đáy biển lúc đó đã được nghiên cứu tỉ mỉ và cộng đồng khoa học nhất trí rằng "thủy triều đỏ" chính là nguyên nhân. Vi tảo nở hoa đã tạo ra chất độc thần kinh nguy hiểm. Quần thể những loài tảo này luôn sống trong đại dương, nhưng do sự nóng lên toàn cầu, việc nở hoa này trở nên mãnh liệt và kéo dài hơn.
Mùa thu năm 2020, thời tiết ở Kamchatka trở nên ấm áp bất thường, nhiệt độ không khí và nước vượt quá giá trị bình thường một cách đáng kể. Do đó, chất độc thần kinh đã vượt quá mọi giới hạn cho phép và kết quả là cái chết của động vật sống dưới đáy biển đã xảy ra.
Người dân California quyên góp tiền để cứu động vật biển
Điều gì đang xảy ra ở ngoài khơi bờ biển California – hiện vẫn chưa xác định rõ ràng, vì chưa có nghiên cứu khoa học quy mô lớn nào được thực hiện. Ở đó, không chỉ có nhím biển chết, mà còn có cả các loài động vật có vú lớn ở biển. Và theo các ước tính khác nhau, đã có hơn 1.000 cá thể.
Chất độc thần kinh giết chết động vật có vú ở biển không gây nguy hiểm cho con người trừ khi ăn phải hải sản bị nhiễm độc. Do đó, Bộ Y tế Công cộng California đã yêu cầu ngừng đánh bắt cá.
Tuần trước, các quan chức đã cảnh báo công chúng không nên ăn trai, nghêu và sò điệp có nguồn gốc từ các hạt Santa Barbara. Tuy nhiên, không thấy có thảo luận nào trên các phương tiện truyền thông. Tổ chức về môi trường Quốc tế Greenpeace cũng im lặng. Mặc dù các ấn phẩm đã có cảnh báo về chủ đề này.
“Chúng tôi đã nhận được hơn 1.000 báo cáo về việc sư tử biển và cá heo bị nhiễm độc,” Ruth Dover, đồng sáng lập kiêm giám đốc thương mại của Viện Động vật hoang dã và Biển cho biết. - Chúng tôi đang cố gắng hết sức để giúp đỡ các loài động vật.
Động vật có thể được cứu bằng cách xử lý và chuyển chúng trong các hồ chứa nhân tạo trong thời kỳ tảo ra hoa có hại. Nhưng thực tế là ở Mỹ, việc cứu hộ các loài thú biển hầu hết được thực hiện bởi các tổ chức tình nguyện và chính phủ cung cấp cho họ rất ít tiền, vì vậy người dân California đang quyên góp tiền để cứu động vật biển. Trong khi đó, quy mô của thảm họa sinh thái này là rất lớn và chưa biết khi nào thì sự ra hoa khủng khiếp này mới kết thúc.