Đậu tằm (đậu răng ngựa) là một loại đậu được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, gần đây đã có trẻ suýt mất mạng vì loại đậu này.

Tiểu Hạo, 4 tuổi sống cùng ông bà nội và chị gái ở huyện Kỳ Xuân (Vũ Hán, Trung Quốc). Hai tuần trước, bà nội mua hạt đậu tằm tươi ngoài chợ, buổi tối làm món đậu tằm xào trứng. Đậu tằm tươi hương vị thơm ngon, Tiểu Hạo đã ăn 2 muỗng lớn, ban đầu mọi thứ đều bình thường, không ngờ đến nửa đêm Tiểu Hạo bắt đầu xuất hiện tình trạng đau bụng, bà nội nhẹ nhàng xoa bụng để Tiểu Hạo ngủ thiếp đi, với ý nghĩ cơn đau bụng sẽ nhanh chóng hết.

Hai đứa trẻ suýt chết chỉ vì một loại đậu quen thuộc, cha mẹ nên cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ - Ảnh 1.

Đậu tằm là một loại đậu được rất nhiều người yêu thích.

Đến sáng hôm sau thức dậy, Tiểu Hạo cảm thấy toàn thân đều mệt mỏi và bà nội đã bị sốc trước cảnh tượng trước mắt: Toàn thân của Tiểu Hạo đều màu vàng, cơ thể suy nhược. Không chỉ vậy, nước tiểu của Tiểu Hạo trong bô đặt dưới cạnh giường toàn màu đỏ sẫm. Ông bà nội vội vàng đưa Tiểu Hạo đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, nhưng tình trạng bệnh nguy hiểm, cuối cùng Tiểu Hạo được chuyển đến Bệnh viện Nhi Vũ Hán để điều trị. Trải qua 2 tuần điều trị tại Khoa ung thư huyết học của bệnh viện, sức khỏe của Tiểu Hạo đã chuyển biến tốt và được xuất viện.

Trải qua sự việc vừa rồi đã để lại một nỗi sợ hãi sâu sắc trong tâm trí của Tiểu Hạo, bất cứ khi nào nhân viên y tế hoặc ai đó hỏi về sự việc, hoặc khi ăn chỉ vô tình nhắc đến 2 từ "đậu tằm" là cậu bé đều cảm thấy khó chịu và khóc thật to.

Mẹ của Tiểu Hạo nói: "Trước đây không sao, nhưng giờ chỉ cần nói đến từ đậu là chúng tôi đều không dám cho con ăn, hiện tại đồ ăn hàng ngày, nếu không biết tôi đều phải tra mạng kiểm tra, chắc chắn trong đó không có đậu tằm mới mua về cho gia đình. Ông nội của Tiểu Hạo, khi biết cháu bị bệnh vì hạt đậu tằm, về nhà ông vứt bỏ hết đậu tằm lưu trữ trong nhà".

Ngoài Tiểu Hạo còn có trường hợp của cậu bé Hoàng Bì 2 tuổi 4 tháng. Đột nhiên, nước tiểu của cậu bé xuất hiện tình trạng "giống nước tương" có màu vàng, kèm theo khó thở. Được chẩn đoán bị thiếu máu cấp tính, cậu bé đã được bệnh viện Đồng Tế tiến hành thay thế huyết tương. Sau đó bác sĩ phát hiện, thủ phạm khiến Hoàng Bì suýt mất mạng là một loại "đậu tằm" gây thiếu máu tán huyết cấp tính.

Hai đứa trẻ suýt chết chỉ vì một loại đậu quen thuộc, cha mẹ nên cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ - Ảnh 2.

Thủ phạm dẫn đến Hoàng Bì suýt mất mạng là một loại "đậu tằm" gây thiếu máu tán huyết cấp tính.

Tại sao đậu tằm tươi ngon lại bổ dưỡng lại có tính sát thương lớn như vậy?

Bác sĩ Lý Huy, Phó Khoa ung thư huyết học của Bệnh viện Nhi Vũ Hán nói rằng: "Người bị mắc bệnh đậu tằm là do thiếu G6PD, một loại enzyme bảo vệ các tế bào hồng cầu bình thường khỏi các chất oxy hóa mạnh. Thiếu sự bảo vệ của enzyme này, một khi trẻ ăn đậu tằm tươi, đại đa số trong vòng 1- 2 ngày sau khi ăn sẽ phát sinh chứng tán huyết, phần lớn các tế bào hồng cầu trong cơ thể trẻ sẽ bị vỡ, hemoglobin thông qua nước tiểu bài tiết ra ngoài, do vậy nước tiểu có màu như nước tương.

Các tế bào hồng cầu là các tế bào mang oxy. Khi lượng lớn các tế bào hồng cầu bị phá hủy, sẽ dẫn đến thiếu máu và thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến hôn mê, tổn thương não và nhiều chức năng trong cơ thể, thậm chí có thể đe dọa tính mạng".

Hai đứa trẻ suýt chết chỉ vì một loại đậu quen thuộc, cha mẹ nên cẩn thận trong việc chăm sóc trẻ - Ảnh 3.

Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc càng ít.

Bởi vì bệnh đậu tằm là một bệnh di truyền, không có loại thuốc đặc biệt nào có thể được điều trị. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở độ tuổi 3-5 tuổi, càng lớn tỷ lệ mắc càng ít, vì vậy trong gia đình có trẻ mắc bệnh đậu tằm, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Trẻ nhỏ khả năng tái phát bệnh cao nên tốt nhất không ăn đậu tằm hoặc các sản phẩm từ đậu tằm, đặc biệt là đậu tằm sống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đậu tằm được đun sôi nhiều lần cũng có thể bị ngộ độc, do vậy tốt nhất không ăn, hơn nữa có nhiều thực phẩm phù hợp với trẻ nhỏ hơn.

(Nguồn: Sina)