Mới đây tờ QQ đã có một bài phỏng vấn bác sĩ Xing Yun, hiện đang công tác tại một bệnh viện Trung Quốc, về những vấn đề về sức khỏe. Cô chia sẻ rằng, mình vừa gặp phải một trường hợp về ung thư gan mà nghe xong, bà nội trợ nào cũng phải giật mình bởi ai cũng từng mắc phải một lần.

Theo đó, câu chuyện xuất phát từ một người mẹ đơn thân có con trai nhỏ. Sau khi ly hôn, cô nhận quyền nuôi con và đi sống ở một nơi khác. Do tự lực cánh sinh nuôi con, gặp thêm kinh tế lại eo hẹp nên người mẹ phải tảo tần làm việc, chạy ngược chạy xuôi để nuôi 2 miệng ăn.

Hai mẹ con đều mắc phải bệnh gan cùng lúc, bác sĩ hỏi ra mới vỡ lẽ lý do xuất phát từ thói quen mà nhiều bà nội trợ đều làm hàng ngày - Ảnh 1.

Người mẹ bị mắc bệnh gan nặng do một thói quen bình thường mà bà nội trợ nào cũng từng làm. (Ảnh minh họa)

Dần dần việc đi sớm về khuya đã thành một chuyện bình thường, có khi ngày nào cũng vậy. Thế nên, người mẹ luôn nấu nhiều hơn để con trai ăn thêm trong ngày. Ví dụ như hấp bánh buổi sáng, cô thường hấp lên gấp đôi để con trai ăn cả buổi trưa lẫn buổi tối. Có khi nấu 1 bữa nhưng lại ăn đến vài ngày, trái cây thì lựa lúc nào giảm giá để mua 1 lần rồi để tủ lạnh ăn dần.

Mọi thứ tưởng chừng như trôi qua êm đềm cho đến khi, người mẹ bắt đầu thấy dạ dày mình thường xuyên bị co bóp dữ dội, có lúc đau đến mức không thở được. Ban đầu, cô nghĩ rằng đó chỉ là đau dạ dày thông thường nên đã không đi khám. Cho đến lúc đau quằn quại, người mẹ mới đến viện để kiểm tra.

Qua những thăm khám ban đầu, bác sĩ Xing chẩn đoán gan của cô đã bị bệnh nghiêm trọng, nếu không điều trị ngay bây giờ thì sẽ tiến triển thành ung thư. Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, sau khi người mẹ kể thói quen sinh hoạt của mình thì cô Xing cũng bảo rằng, hãy dẫn cả con trai mình tới khám luôn. Bởi cô đoán rằng, đứa bé ắt hẳn cũng sẽ mắc bệnh giống mẹ.

Hai mẹ con đều mắc phải bệnh gan cùng lúc, bác sĩ hỏi ra mới vỡ lẽ lý do xuất phát từ thói quen mà nhiều bà nội trợ đều làm hàng ngày - Ảnh 3.

Người mẹ luôn nấu đồ ăn nhiều gấp đôi, gấp ba để lúc bận rộn, con trai có thể mang ra hâm lại ăn.

Kết quả đúng là không ngoài dự đoán, đứa trẻ cũng mắc phải bệnh gan và chuẩn bị biến chuyển thành ung thư. Nhưng rất may do phát hiện sớm, bác sĩ Xing đã tư vấn và tiến hành điều trị cho cả hai kịp thời.

Thói quen ăn đồ thừa để lâu ngày là nguyên nhân gây nên bệnh gan

Thông qua câu chuyện thì bác sĩ Xing đã đặt ra câu hỏi, thói quen đó là gì và tại sao nó lại nguy hiểm như vậy. Câu trả lời chính là, do việc nấu quá nhiều rồi tích trữ trong tủ lạnh ăn nhiều ngày liền của người mẹ là nguyên do gây nên ung thư gan. Ngoài ra, việc cất đồ thừa rồi ngày mai hâm lên ăn lại cũng là yếu tố hàng đầu của nhiều bệnh về gan.

Cụ thể, thực phẩm sẽ biến đổi theo chiều hướng xấu sau một thời gian bảo quản. Các chất độc như aflatoxin sẽ xâm chiếm gan trước tiên, sau đó từ từ phá vỡ các cơ quan nội tạng một cách âm thầm, nhất là lá lách bởi đây là bộ phận khá yếu ớt. Bên cạnh đó, bác sĩ Xing cũng cảnh báo 3 loại thực phẩm tuyệt đối không được cho trẻ ăn, bằng không sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường:

1. Rau và thịt thừa

Nhiều bậc cha mẹ luôn đề cao đức tính cần cù và tiết kiệm. Thế nên họ luôn giáo dục con cái không được lãng phí đồ ăn thừa, nếu ăn không hết phải cất kỹ vào tủ lạnh để mai ăn lại. Tuy tiết kiệm là một thói quen tốt, nhưng nếu không áp dụng đúng chỗ thì nó sẽ gây phản ứng ngược rồi gây hại cho sức khỏe.

Hai mẹ con đều mắc phải bệnh gan cùng lúc, bác sĩ hỏi ra mới vỡ lẽ lý do xuất phát từ thói quen mà nhiều bà nội trợ đều làm hàng ngày - Ảnh 4.

Rau và thịt chứa rất nhiều nitrite, khi tích tụ đến mức độ nhất định thì nó sẽ kết hợp với protein trong thức ăn để tạo nên chất gây ung thư gọi là nitrosamine. Ăn quá nhiều chất này sẽ khiến cơ thể bị chấn thương, đặc biệt là nitrosamine sẽ tăng gấp đôi nếu như được cất giữ trong tủ lạnh. Ngoài ra các nghiên cứu quốc tế đã chứng minh rằng, càng ăn nhiều loại thực phẩm này thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.

2. Ăn cơm cùng với canh

Thói quen chan canh vào cơm gần như ai cũng thường xuyên làm, bởi nó giúp việc ăn uống trở nên nhanh và dễ dàng hơn khi không cần phải nhai nhiều. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho dịch trong dạ dày loãng hơn và việc không nhai thức ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đối với trẻ em, thói quen này còn gây ra nhiều hiểm họa nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, ảnh hưởng chức năng nhai hay nhiều bệnh về dạ dày.

3. Ngũ cốc thô

Bác sĩ Xing chia sẻ rằng, ngũ cốc thô hoàn toàn an toàn với người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì lại không như vậy. Các loại ngũ cốc thô thường rất khó tiêu hóa nên không phù hợp với trẻ nhỏ có đường tiêu hóa kém. Nếu ăn quá nhiều sẽ làm hỏng lá lách và dạ dày của trẻ, gây nên nhiều vấn đề như tích tụ thức ăn trong người và làm trẻ chậm lớn.

Theo QQ