Nếu tập trung, làm hay học đều có chất lượng cao nhất, rút ngắn được rất nhiều thời gian. Vì vậy các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để có cách giáo dục đúng với con cái mình.
Dưới đây là 2 thói quen của cha mẹ có thể làm trở ngại sự tập trung của trẻ. Cha mẹ cần biết để tránh xa thói quen giáo dục lầm lạc này.
Cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử thường xuyên
Cha mẹ muốn có được vài phút giây yên tĩnh, không bị con cái quấy phá, tưởng chừng việc đưa điện thoại cho con chơi rất thích hợp nhưng vô tình gây hại cho con mình.
Một số phụ huynh cho rằng, rõ ràng trẻ rất tập trung khi xem tivi, tại sao lại không có lợi cho sự phát triển khả năng tập trung của trẻ? Trẻ tập trung đến mức không gây ồn ào, vấn đề nằm ở đâu?
Điều này được giải thích là do các nội dung trên thiết bị điện tử quá nhiều màu sắc, tiết tấu nhanh, khiến trẻ khó lòng tập trung vào một điểm lâu. Một khi trẻ say mê vào những thứ có trong điện thoại, chúng thường khó tập trung vào việc học.
Can thiệp vào các hành động của trẻ
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi thứ trẻ làm sẽ góp phần tích lũy khả năng tập trung cho chúng, chẳng hạn như ăn, đọc và chơi đồ chơi. Bởi vì trong khi hoàn thành những hành vi này, trẻ cần sự chú tâm của bản thân và một chút bất cẩn sẽ dẫn đến những sai lệch.
Ví dụ, khi ăn não sẽ điều khiển tay, dùng tay cầm thìa để đưa thức ăn lên miệng. Một bữa ăn đòi hỏi trẻ phải lặp đi lặp lại nhiều lần hành động này, chỉ khi tập trung vào từng hành động thì chúng mới có thể ngày càng làm tốt hơn. Việc tích lũy kinh nghiệm này cũng rất quan trọng đối với trẻ.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ sẽ can ngăn con cái, thấy con ăn chậm họ nóng ruột muốn đút con ăn nhanh hơn. Thấy con học bài lâu, họ liên tục mắng nhiếc… không cho con cái cơ hội để tự bản thân chúng làm.
Kỹ năng ăn uống dù sớm hay muộn cũng có thể học được nhưng khả năng tập trung và tiềm thức của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trẻ không biết tập trung vào một việc là như thế nào, chưa nói đến việc chủ động khám phá và tích lũy khả năng.
Rèn sự tập trung cho trẻ ngay từ nhỏ
Khi trẻ rèn được sự tập trung, chúng sẽ duy trì được mức độ chú ý cao tới một mục tiêu, hoặc sự việc nào đó liên tục, quá trình này không bị quấy rầy bởi các yếu tố bên ngoài.
Mức độ tập trung khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ 3 tuổi có thể tập trung trong 6 phút, trẻ 6 tuổi tập trung trong 8 phút và trẻ 9 tuổi tập trung trong 10 phút. Đây là mức độ tập trung trung bình. Trẻ 3 tuổi có thể tập trung trong 15 phút, trẻ 6 tuổi đạt 30 phút và trẻ 9 tuổi duy trì 45 phút. Đây là mức độ tập trung nâng cao.
Sau 3 tuổi, cha mẹ phải có ý thức trau dồi, hướng dẫn sự tập trung cho con cái. Nếu để trẻ lớn lên tự nhiên, chúng khó có thể đáp ứng được yêu cầu học tập sau này. Nhưng cha mẹ phải nghiên cứu nhiều hơn trước khi rèn luyện sự tập trung cho con cái, tránh làm tổn thương trẻ vì sự thiếu hiểu biết của mình.
Theo brightside; education