Tin đồn hâm nóng cơm có thể gây ung thư
Trong cuộc sống bận rộn, việc tiết kiệm và tận dụng tối đa thực phẩm là nguyên tắc sống của nhiều gia đình. Hâm nóng cơm dường như là một phương pháp thân thiện với môi trường và tiết kiệm. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng hâm nóng cơm có thể gây ung thư. Tuyên bố này đã gây nghi ngờ ở nhiều người, vậy sự thật là gì?
TS.BS Trương Hồng Sơn (Viện trưởng Viện y học Ứng dụng Việt Nam) khẳng định, đó là thông tin không có cơ sở khoa học. Việc ăn hay hâm nóng cơm nguội không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm nguội không đúng cách, cơm bị hỏng trước khi hâm nóng thì nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm rất cao.
Chỉ cần chúng ta xử lý cơm hâm nóng đúng cách sẽ không gây hại cho sức khỏe. (Ảnh minh họa: Internet)
Bản thân gạo không chứa chất gây ung thư. Trong quá trình hâm nóng, nếu nhiệt độ và thời gian được kiểm soát hợp lý, nó có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc một cách hiệu quả. Vì vậy, chỉ cần chúng ta xử lý cơm hâm nóng đúng cách sẽ không gây hại cho sức khỏe.
Để an toàn và tốt cho sức khỏe, mọi người chỉ nên nấu lượng cơm vừa đủ cho gia đình trong mỗi bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng, ngon miệng, tiết kiệm.
Trường hợp còn thừa cơm sau bữa ăn, cần làm nguội nhanh và bảo quản ngay vào trong tủ lạnh. Cơm bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá 24 giờ. Không nên hâm cơm lại quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm.
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải tất cả các loại thực phẩm đều thích hợp để hâm nóng. Một số thực phẩm sau khi hâm nóng có thể sinh ra các chất có hại, gây tổn thương gan và thận, phá hủy lá lách, dạ dày, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Dưới đây là 3 loại thực phẩm chúng ta cần chú ý.
3 thực phẩm hâm nóng gây hại gan, thận, phá hủy lá lách và dạ dày
1. Trứng
Trứng luộc kiểu lòng đào sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Salmonella trong trứng. (Ảnh minh họa: Internet)
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), lòng đỏ trứng dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi liên tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, nó sẽ biến thành các chất gây hại cho cơ thể. Lưu ý, trứng lòng đào nếu để lâu lại càng nên bỏ đi chứ không nên tiếc.
Các loại vi khuẩn như Salmonella có thể sinh sôi cực nhanh, dẫn đến ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng. Chưa kể trong trứng còn có thể có một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 45-65 độ C. Nếu chúng tồn tại trong trứng mà hâm lại nhiều lần sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn.
2. Nước để nguội và đun nóng lại
Đun sôi lại nước nhiều lần làm thay đổi cấu trúc hóa học của nước và xuất hiện những chất khí nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Sau khi nước được đun nóng nhiều lần, tính chất hóa học của nước có thể thay đổi. Ví dụ, một số khoáng chất có thể kết tủa, làm cho nước ít dinh dưỡng hơn trước. Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong một số trường hợp, nồng độ nitrit có thể tăng trong nước “hâm nóng”. Nitrit là một chất có khả năng gây hại và nước sôi để nguội lâu ngày sản sinh ra chất muối axit nitrat. Đây là chất dễ gây ung thư.
3. Sữa
Sữa là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, sữa chứa một lượng lớn protein, canxi, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, câu hỏi sữa có hâm nóng được hay không thực ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Chỉ nên hâm nóng sữa vừa phải ở 30-40 độ C bằng cách ủ ấm hoặc hâm cách thủy, không nên đun trực tiếp. (Ảnh minh họa)
Sữa rất giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng chứa một lượng nước và protein nhất định. Những thành phần này sau khi đun nóng sẽ thay đổi, có thể ảnh hưởng đến mùi vị và chất dinh dưỡng của sữa.
Khi sữa ở 60 - 62 độ C bắt đầu có hiện tượng mất nước. Khi nhiệt độ sôi đạt đến 100 độ C, lactose có trong sữa có thể bị đốt cháy và rất dễ gây ra ung thư. Lượng canxi có trong sữa khi gặp nhiệt độ cao có thể bị kết tủa làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Bạn có thể lưu ý phương pháp bảo quản và thời gian bảo quản sữa. Nếu sữa đã mở nắp và để lâu ngày có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nếu đun lại sẽ không tiêu diệt hết vi khuẩn mà có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, dẫn đến hư hỏng thực phẩm gây ngộ độc.