Lễ hội Đúc Bụt diễn ra tại Miếu Bà - nơi thờ công chúa Ngọc Kinh diễn ra vào ngày mùng 7-9 âm lịch. Sau phần lễ, trò "đúc bụt" chính thức được diễn ra, hàng trăm thanh niên trai tráng sẽ cùng tranh nhau, cướp bằng được chiếc chiếu cói bởi theo tương truyền thanh niên nào cướp được chiếu cói sẽ sinh quý tử.
Từ sáng sớm ngày 8 âm lịch hàng nghìn người đã có mặt tại Miếu Bà để tham gia lễ hội.
Phần hấp dẫn nhất của lễ hội là nghi thức cướp chiếu cói. Theo tương truyền gia đình nào muốn sinh con trai thì thanh niên đó phải cướp bằng được sợi cói trong chiếc chiếu.
Nên, ngay sau khi trò chơi diễn ra, hàng trăm thanh niên đã lao vào cướp lấy may.
Chính vì vậy diễn ra cảnh nhiều người giằng co chiếc chiếu cói.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ, ba thanh niên được đưa ra đồng để trát bùn khắp người, bắt đầu hóa thân thành bụt.
Khu vực tắm bùn (cách đền chính 200 m) được xây theo thiết kế tiêu chuẩn riêng biệt, lượng bùn cũng được thanh lọc từ các thửa ruộng bên cạnh nên rất sạch sẽ.
Năm nào cũng vậy, có ba thanh niên trong làng, là những người chưa có vợ, khỏe mạnh, gia đình có học thức, được chọn vào vai Bụt chính và Bụt phụ.
Trong ảnh, em Nguyễn Đức Giang (16 tuổi) vào vai Bụt chính, Giang cho biết, em khá lo lắng và hồi hộp chuẩn bị cho màn cướp chiếu.
Trước khi hoa thân thành bụt sống, các thanh niên được tắm rửa sạch sẽ.
Trước đó, các hoạt cảnh "công, nông, cổ" tái hiện lại cảnh lao động thời xưa, dọc con đường đưa ba Bụt từ khu vực tắm bùn về đình.
Hàng nghìn người dân địa phương có mặt để theo dõi lễ hội.
Nhiều người dân "xin" lộc.
Lễ hội Đúc Bụt là hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian lâu đời, du khách và dân làng tham dự thường quan tâm nhất là màn cướp chiếu cói. 3 chiếc chiếu thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa, sinh sôi nảy nở. Nhiều người tin vào lời tương truyền rằng ai sở hữu được chiếc chiếu có gắn bó mạ xanh thì trong năm sẽ sinh con trai.