Suốt 23 năm chống chọi với bệnh tan máu bẩm sinh, chị Hương không cho phép mình tuyệt vọng mà dồn sức làm việc để tự nuôi mình, chữa bệnh.
Thời điểm gặp và quyết định đến với chồng hiện tại, anh Hoàng Dũng, chị Hương đang kinh doanh một cửa hàng tạp hóa nhỏ ở phố Nguyễn Khang (Hà Nội) cách nhà anh không xa. Anh chàng cán bộ văn hóa phường, ban đầu chỉ thấy thích thích cô gái dễ thương hàng xóm, thi thoảng ghé qua mua hàng, trò chuyện với chị.
Thấy chị còn trẻ nhưng ít bạn bè, gần như không đi chơi đâu bao giờ, anh rủ cô cùng đi sinh hoạt Đoàn, tham gia các hoạt động tập thể cùng mình, mà như lời anh đùa “rủ đi vì thấy em xinh xinh, để làm đẹp cho cái xe của anh”. Tình cảm cứ đến, nhẹ nhàng như thế.
Rồi, bỗng dưng cô hàng xóm “mất tích” mấy ngày, anh gọi hỏi thăm mới biết, chị mắc bệnh tan máu – bệnh mà người ta hay gọi là “bệnh của nhà giàu”, phải chạy chữa suốt đời và đi cùng nó là những biến chứng khó lường. Như một người bạn, anh đến thăm chị ở viện, an ủi chị hãy kiên cường chiến đấu với bệnh. 4 hôm sau, không thấy cô hàng xóm mở cửa hàng tạp hóa, anh lại gọi thì biết chị vẫn nằm điều trị.
Rồi, bỗng dưng cô hàng xóm “mất tích” mấy ngày, anh gọi hỏi thăm mới biết, chị mắc bệnh tan máu – bệnh mà người ta hay gọi là “bệnh của nhà giàu”, phải chạy chữa suốt đời và đi cùng nó là những biến chứng khó lường. Như một người bạn, anh đến thăm chị ở viện, an ủi chị hãy kiên cường chiến đấu với bệnh. 4 hôm sau, không thấy cô hàng xóm mở cửa hàng tạp hóa, anh lại gọi thì biết chị vẫn nằm điều trị.
Hỏi chị thèm ăn gì để mua vào thăm, chị hồn nhiên: “Em muốn ăn chả chó nướng”. Thế mà anh mua thật. Cả phòng bệnh ai cũng cười rũ vì màn chăm sóc kỳ cục đó, khi thấy chị ngồi ăn vui vẻ trong tiếng cười của anh.
Chị Hương đã có cho mình một gia đình nhỏ với chồng và một con trai 10 tuổi.
Rồi họ đến với nhau, trong sự phản đối dữ dội của cả hai bên gia đình. Một bên chỉ muốn con gái mình an phận, ở vậy cả đời, kinh doanh và tích cóp để có tiền chữa bệnh; một bên không chấp nhận được việc con trai mình sẽ gắn bó cả đời với một cô gái mang căn bệnh quá nhiều rủi ro. Anh chị đã gần như bỏ trốn hai gia đình, để đến với nhau. Táo bạo hơn, sau đó, họ còn có con – một điều thực sự nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.
Nhớ lại quãng thời gian mang thai cu Ỉn, chị Hương bảo, không hiểu mình lấy đâu ra nội lực để có thể có con, sinh con. Bây giờ, cậu bé đã học lớp 3, khỏe mạnh, lanh lợi và rất tình cảm với mẹ. Suốt hơn 8 tháng kể từ khi biết tin con đến với mình, chị điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến khi thai nhi được 7 tháng, bác sĩ gọi riêng chị vào trò chuyện, thông báo tình hình sức khỏe của chị diễn tiến quá tệ, cơ thể chị sắp “quá tải” vì mang thai. Mức hồng cầu của chị xuống chỉ còn 32 – 35, trong khi chỉ số này ở người bình thường là 120 - 150. Bác sĩ tư vấn, chị nên đình chỉ thai nghén để bảo toàn mạng sống cho mình.
Chị Hương đã có cho mình một gia đình nhỏ với chồng và một con trai 10 tuổi.
Nhớ lại quãng thời gian mang thai cu Ỉn, chị Hương bảo, không hiểu mình lấy đâu ra nội lực để có thể có con, sinh con. Bây giờ, cậu bé đã học lớp 3, khỏe mạnh, lanh lợi và rất tình cảm với mẹ. Suốt hơn 8 tháng kể từ khi biết tin con đến với mình, chị điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến khi thai nhi được 7 tháng, bác sĩ gọi riêng chị vào trò chuyện, thông báo tình hình sức khỏe của chị diễn tiến quá tệ, cơ thể chị sắp “quá tải” vì mang thai. Mức hồng cầu của chị xuống chỉ còn 32 – 35, trong khi chỉ số này ở người bình thường là 120 - 150. Bác sĩ tư vấn, chị nên đình chỉ thai nghén để bảo toàn mạng sống cho mình.
Và chị từ chối.
Cu Ỉn - báu vật quý giá khiến chị đánh cược mạng sống của mình, khỏe mạnh lanh lợi và rất yêu mẹ.
Vài tuần sau, các bác sĩ tiên lượng, cơ thể chị không thể chịu đựng thêm, chỉ định mổ lấy thai. Thời điểm đó, bác sĩ xác định, chỉ có thể cứu được con, và dặn người nhà chuẩn bị sẵn sàng chuyện hậu sự. Anh Dũng kể lại: “Sáng hôm đó, bên cạnh đồ đạc để đón con, tôi đã mua sẵn quan tài để đấy, ra chùa Láng xin đồ “trang điểm” cho vợ”.
Cu Ỉn - báu vật quý giá khiến chị đánh cược mạng sống của mình, khỏe mạnh lanh lợi và rất yêu mẹ.
Chị Hương cũng đã gửi các anh chị em của mình, mỗi người một khoản, dặn dò họ giúp chăm sóc con mình. Còn người nhà chị, hôm chị phẫu thuật, đã tập trung từ sớm để “nhìn mặt chị lần cuối”, có người lên muộn, cứ đứng ngoài phòng mổ khóc rấm rức mãi.
2 giờ thực hiện phẫu thuật thì 9 giờ, ở trong phòng hồi sức sau ca mổ gây mê, chị Hương… tỉnh lại. Đón chị là nụ cười tươi rói pha lẫn ngạc nhiên của bác sĩ, bác sĩ bảo: “Chào mừng em trở lại. Em cứ yên tâm, con em chào đời khỏe mạnh rồi”. Lúc đó, chị biết mình không chết nữa.
Câu chuyện này, anh chị chưa bao giờ kể cho con nghe. Ngỡ ngàng nghe chuyện mình như chuyện cổ tích, đến đoạn mẹ tỉnh lại, thằng bé hô “Yeah” đầy hạnh phúc, rồi tròn xoe mắt hỏi mẹ: “Ơ, thế sao mẹ lại sống được ạ?”. Chị Hương chỉ cười, khe khẽ bảo: “Vì con đấy!”.
Chồng bỏ việc nhà nước, cãi lời gia đình cùng vợ lập cơ nghiệp
Khi cu Ỉn được 1 tháng tuổi, anh Dũng, chị Hương mới chính thức trở thành vợ chồng trên giấy tờ. Họ vẫn bên nhau, trước sự cản ngăn của hai bên gia đình. Và hôm nay, khi cậu bé sinh non ra đời bằng sự đánh cược mạng sống của mẹ đã 10 tuổi, anh chị vẫn chưa có cho mình một bộ ảnh cưới hay một đám cưới rình rang.
Câu chuyện này, anh chị chưa bao giờ kể cho con nghe. Ngỡ ngàng nghe chuyện mình như chuyện cổ tích, đến đoạn mẹ tỉnh lại, thằng bé hô “Yeah” đầy hạnh phúc, rồi tròn xoe mắt hỏi mẹ: “Ơ, thế sao mẹ lại sống được ạ?”. Chị Hương chỉ cười, khe khẽ bảo: “Vì con đấy!”.
Chồng bỏ việc nhà nước, cãi lời gia đình cùng vợ lập cơ nghiệp
Khi cu Ỉn được 1 tháng tuổi, anh Dũng, chị Hương mới chính thức trở thành vợ chồng trên giấy tờ. Họ vẫn bên nhau, trước sự cản ngăn của hai bên gia đình. Và hôm nay, khi cậu bé sinh non ra đời bằng sự đánh cược mạng sống của mẹ đã 10 tuổi, anh chị vẫn chưa có cho mình một bộ ảnh cưới hay một đám cưới rình rang.
Chỉ là một lễ bỏ trầu nho nhỏ ông bà nội đem về Vĩnh Phúc xin dâu vào ngày cu Ỉn lên 2 tuổi, và một lời hứa của anh: “Khi nào có điều kiện, anh sẽ cưới em”, nhưng với chị Hương, đó cũng đủ là hạnh phúc.
Sau một thời gian dài kiên trì nỗ lực, anh chị đã thuyết phục được hai gia đình vì tình yêu mạnh mẽ và nghị lực của mình.
Chị nhẹ nhàng bảo, nếu con trai chị “vướng” vào một cô gái tỉnh lẻ, bệnh tật, vì cô ấy mà bỏ bố mẹ đi ở nhà thuê, bỏ công việc ổn định và đúng chuyên ngành được đào tạo (anh Dũng tốt nghiệp trường Đại học Văn hóa) để chọn một tương lai không biết ra sao, chị cũng chẳng thể vui lòng. Đó là tâm lý rất bình thường của bất cứ phụ huynh nào.
Sau một thời gian dài kiên trì nỗ lực, anh chị đã thuyết phục được hai gia đình vì tình yêu mạnh mẽ và nghị lực của mình.
Thế nên, anh chị cứ lẳng lặng làm việc, sống hạnh phúc và cố gắng chứng minh, họ yêu nhau và có chí hướng, muốn gắn kết để trở thành một phần của gia đình lớn, chứ không phải cặp kè cho vui.
Anh chị đang sống hạnh phúc trong một căn nhà thuê tuềnh toàng trên phố Nguyễn Khang.
Có con rồi, chị xoay sở đủ kiểu để kiếm sống. Anh Dũng vẫn làm ở phường, chị thì mở cửa hàng sửa chữa điện thoại di động, thuê thợ làm. Thu nhập khi đó cũng tạm ổn. Nhưng khi con trai anh chị 4 tháng tuổi, chị Hương bị một cú “sốc máu”, chị lại một lần nữa cận kề cửa tử.
Anh chị đang sống hạnh phúc trong một căn nhà thuê tuềnh toàng trên phố Nguyễn Khang.
Khi đó, cơ thể chị không thể tiếp nhận máu truyền vào, bị co giật dữ dội. Vào viện cấp cứu, 5 – 6 nhân viên y tế phải rất vất vả mới lấy được ven để tiêm thuốc giảm sốc cho chị. “Lúc đó, tôi chỉ cách cái chết nửa bước chân thôi. Trong đầu tôi chẳng nghĩ được gì khác, ngoài nỗi lo mình chết thì ai chăm con, tài sản bao năm ky cóp thì tản đi chỗ này chỗ kia, con không được hưởng. Thế là tự bảo mình, Hương ơi, mày không được chết, bây giờ chưa được nhé!” – chị xúc động nhớ lại.
Sau cú đó, chị không thể truyền máu nữa, chỉ có thể uống thuốc và tự chống chọi với bệnh của mình. Chị quyết định về quê, bán mảnh đất ngày xưa bố cho làm vốn, gộp thêm tiền mua thành một miếng đất rộng gần 400 m2 ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, dồn hết tài sản ky cóp bấy lâu để xây dựng một tổ hợp nhà hàng, karaoke, quán café để kinh doanh “khi cả đời tôi chưa từng được uống một ly sinh tố nào, chưa được bước chân vào quán hát hay nhà hàng bao giờ”.
Sau cú đó, chị không thể truyền máu nữa, chỉ có thể uống thuốc và tự chống chọi với bệnh của mình. Chị quyết định về quê, bán mảnh đất ngày xưa bố cho làm vốn, gộp thêm tiền mua thành một miếng đất rộng gần 400 m2 ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, dồn hết tài sản ky cóp bấy lâu để xây dựng một tổ hợp nhà hàng, karaoke, quán café để kinh doanh “khi cả đời tôi chưa từng được uống một ly sinh tố nào, chưa được bước chân vào quán hát hay nhà hàng bao giờ”.
Đó không chỉ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời người mẹ một con mắc bệnh tan máu, mà còn là bước ngoặt của chồng chị. Anh, một lần nữa, chạy theo tiếng gọi của tình yêu, đột ngột bỏ việc ở phường, bỏ Hà Nội về theo mẹ con chị, chung lưng đấu cật cùng vợ kinh doanh.
Chị Hương ngắm lại ảnh chồng mình hồi làm chủ tổ hợp nhà hàng ở Vĩnh Phúc.
Làm việc “điên cuồng” để tự chữa bệnh và lo cho con khi mình “nằm xuống”
Cứ tưởng, cuộc sống cứ vậy mà trôi qua yên bình, nhưng sau vài năm chị Hương mải mê với việc kinh doanh, kiếm tiền, mua xe ô tô mà “quên” mất mình đang mang trong mình căn bệnh “nhà giàu”, chị phát hiện, căn bệnh ấy đã để lại cho chị những di chứng nặng nề hơn. Lá lách đã bị cắt bỏ từ hồi 13 tuổi, khi chị phát hiện mình bị bệnh hiếm; còn giờ, chị mắc thêm biến chứng tim to, hở van tim 2 lá, gan to… khiến cơ thể suy kiệt. Gần 1 năm trước, gia đình chị đành bỏ lại cơ ngơi đang kiếm bộn tiền ở quê, khăn gói lên Hà Nội để tiện việc chữa trị.
Dù nhà nội đã chấp thuận, anh chị vẫn sống ở nhà thuê, cách nhà ông bà nội cu Ỉn vài trăm mét. 6 tháng đầu trở lại Hà Nội, vì phải điều trị gần như hằng ngày ở viện Huyết học truyền máu Trung ương, chị Hương vừa chữa bệnh, vừa làm dịch vụ cơm bình dân cho các bệnh nhân.
Chị Hương ngắm lại ảnh chồng mình hồi làm chủ tổ hợp nhà hàng ở Vĩnh Phúc.
Cứ tưởng, cuộc sống cứ vậy mà trôi qua yên bình, nhưng sau vài năm chị Hương mải mê với việc kinh doanh, kiếm tiền, mua xe ô tô mà “quên” mất mình đang mang trong mình căn bệnh “nhà giàu”, chị phát hiện, căn bệnh ấy đã để lại cho chị những di chứng nặng nề hơn. Lá lách đã bị cắt bỏ từ hồi 13 tuổi, khi chị phát hiện mình bị bệnh hiếm; còn giờ, chị mắc thêm biến chứng tim to, hở van tim 2 lá, gan to… khiến cơ thể suy kiệt. Gần 1 năm trước, gia đình chị đành bỏ lại cơ ngơi đang kiếm bộn tiền ở quê, khăn gói lên Hà Nội để tiện việc chữa trị.
Dù nhà nội đã chấp thuận, anh chị vẫn sống ở nhà thuê, cách nhà ông bà nội cu Ỉn vài trăm mét. 6 tháng đầu trở lại Hà Nội, vì phải điều trị gần như hằng ngày ở viện Huyết học truyền máu Trung ương, chị Hương vừa chữa bệnh, vừa làm dịch vụ cơm bình dân cho các bệnh nhân.
Sáng sớm, anh Dũng chở chị đi chợ đầu mối mua thực phẩm rồi vợ vào viện, chồng về nhà sơ chế thực phẩm. Khám và lấy thuốc xong, chị lại đi đến từng phòng bệnh nhân mời họ đặt cơm, xong về nhà nấu nướng để chồng mang lên cho các khách hàng. Buổi chiều cũng thế, tất tả có khi đến tối muộn, các hộp cơm mới được giao đi hết.
Hạnh phúc của người mẹ một con nghị lực, đó là được thấy con mỗi ngày và được làm việc bằng sức lao động của chính mình.
Sau đó, thấy vất vả quá mà không kiếm được nhiều, chị Hương lại xoay sang kinh doanh online. Song song với việc điều trị, chị đặt mua gà ở quê lên, mày mò làm các món ăn như lẩu, mẹt gà 8 món, gà không lối thoát, miến xào mề gà… theo đơn đặt hàng trên mạng.
Hạnh phúc của người mẹ một con nghị lực, đó là được thấy con mỗi ngày và được làm việc bằng sức lao động của chính mình.
Chị bảo, giờ chị vẫn làm việc “điên cuồng” như trước, nhưng với quy mô nhỏ hơn. “Hồi tuổi nhỏ, phải nghỉ học từ sớm, tôi đã bắt đầu ham kinh doanh, bán ổi sau nhà, rồi học cắt may, mở cửa hàng quần áo, kiếm tiền mua vàng, mua đất chỉ với một ý nghĩ, mình phải có thật nhiều tiền để tự nuôi thân, chữa bệnh; rồi khi có con, ngoài làm việc để sống và nhìn con lớn từng ngày, tôi còn làm để chuẩn bị cho ngày mình nằm xuống, con vẫn có một khoản cho tương lai…”
Hiện tại, thu nhập chính của anh chị là từ gian hàng thực phẩm online.
Còn anh Dũng, không làm cán bộ văn hóa, hết làm ông chủ nhà hàng, giờ phụ giúp vợ việc kinh doanh và tất bật làm shipper với những đơn hàng của vợ. Anh đùa: “Mang tiếng được 20.000 đồng/đơn nhưng mình khác gì xe ôm không công cho vợ, vợ có trả lương đâu. Đã thế khách nào phàn nàn sao ship chậm, vợ còn bảo: “Ship nhà em đi rồi ạ, chậm muộn gì chị cứ gọi điện mắng ship cho em”, chứ có được vợ bênh đâu”.
Hiện tại, thu nhập chính của anh chị là từ gian hàng thực phẩm online.
Từ một cán bộ nhà nước trở thành ông chủ lớn, rồi trở thành người giao hàng cho vợ, từng cãi lại gia đình và giờ vợ chồng anh đã được chấp thuận, anh Dũng lý giải tất cả những thăng trầm đó như sự lựa chọn, bởi đơn giản, đó là tình yêu và duyên phận.
Chia sẻ về những bước ngoặt trong cuộc đời mình, về những thăng trầm mình đã trải qua từ khi gắn bó với vợ, anh Dũng nhẹ nhàng bảo: “Tôi lường trước mọi điều rồi nên không sốc. Tất cả là sự lựa chọn của tôi…”