Kepler-452b có nhiều đặc điểm tương tự với Trái đất hơn bất kỳ hành tinh nào được phát hiện trước đây. Thời điểm tìm ra nó cũng khá đặc biệt: năm 2015 đánh dấu 20 năm hành tinh ngoài hệ mặt trời đầu tiên được xác nhận bay vào quỹ đạo quanh một ngôi sao điển hình.
Từ trái qua phải: Kepler-22b, Kepler -69c, Kepler-452b mới được công bố, Kepler-62F và Kepler-186F.
Cuối cùng là Trái đất.
Cho đến nay, có khoảng 10 hành tinh nằm trong khoảng không được cho là có thể có sự sống và 10 đến 15 hành tinh khác có kích thước bằng một nửa đến gấp hai lần đường kính của Trái đất đã được phát hiện. Trên thực tế, ngoài Kepler 452b, có khá nhiều khám phá về các hành tinh trước đó cũng có điểm tương đồng với Trái đất.
Hành tinh Kepler-186F cách Trái đất khoảng 500 năm ánh sáng. Nó có quỹ đạo ứng với 130 ngày xung quanh một ngôi sao đỏ, lạnh hơn nhiều và to gấp đôi kích thước mặt trời. Các nhà khoa học ví von rằng, nếu bạn đang đứng trên hành tinh này vào buổi trưa, ánh sáng chiếu đến bạn giống như đứng ở Trái đất một giờ trước khi mặt trời lặn.
Theo Thomas Barclay, người làm việc tại Trung tâm NASA, tác giả của bài báo công bố việc phát hiện vào tháng Tư năm 2014, hành tinh này thực sự giống như một "người anh em họ với Trái đất".
Kepler-62F là hành tinh ngoài hệ mặt trời được biết đến là giống nhất với Trái đất. Giống như Kepler 452b, Kepler-62F là một "siêu Trái đất", lớn hơn 40% so với hành tinh của chúng ta.
Phát hiện Kepler-62F đã được công bố vào tháng Tư năm 2013, khoảng thời gian tương tự như Kepler-69c, một siêu Trái đất khác.
Một “siêu Trái đất” mang tên Gliese 667Cc cũng được tìm ra vào năm 2011 bởi các nhà thiên văn thông qua dữ liệu của Đài thiên văn Nam Âu ở Chile. Hành tinh này cách chúng ta chỉ 22 năm ánh sáng, có khối lượng ít nhất gấp 4,5 lần so với Trái Đất. Nó quay quanh một ngôi sao với quỹ đạo 28 ngày. Tuy nhiên, ngôi sao nó bao quanh nhỏ hơn và mát hơn mặt trời, và khoảng cách quỹ đạo Gliese 667Cc giúp cho nó có thể nhận được khoảng 90% năng lượng chúng ta nhận được từ mặt trời.