Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok đang truyền tay nhau hình ảnh bộ ruột của một con gà mới được mổ phanh. Nhìn qua nhiều người không biết sẽ tấm tắc khen ngợi trời ơi sao con gà này lắm trứng vậy, ăn ngon phải biết đây… Thế nhưng, sự thật không như mọi người nghĩ. Bởi lẽ, đây là con gà đang mắc bệnh.

Chia sẻ trên Tiktok, chủ tài khoản cho biết: "Đây là cái ruột của con gà đó mọi người. Hôm nay, mẹ mình mua về xong rồi mình mổ bụng ra. Trời, mổ ra tưởng con gà mái này nhiều trứng dữ. Ai ngờ đâu, ruột của nó có những cái hột gì thấy ghê lắm, xẻ ra nó cứng ngắc".

Cô gái chia sẻ hình ảnh ruột gà mắc bệnh Leuco lên Tiktok.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), người dân nên cảnh giác với những con gà có nội tạng bất thường. Như con gà này là mắc bệnh Leuco. Gà mắc bệnh Leuco thường có nhiều u cục bám vào ruột cũng như nhiều nơi khác mà nhiều người không biết dễ nhầm là trứng gà non.

Theo cẩm nang MSD Vet Manual, bệnh Leuco trên gà hay còn gọi là Avian leukosis. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus hiện đang mắc trên các đàn gà ở nhiều nơi. Bệnh thường gây chẩn đoán nhầm lẫn giữa Leuco – Marek – Đầu đen, gây khó khăn trong quá trình điều trị và gây tổn thất kinh tế lớn. Khi gà bị mắc bệnh Leuco, lượng trứng ở gà đẻ có thể giảm 5-10%, tỷ lệ gà chết 5-8%, có nhiều đàn gà lên đến 15%, chưa kể gà nhiễm bệnh này cũng làm giảm chất lượng thịt. Tất cả những con gà mắc bệnh đều có biểu hiện ung thư rõ nhất là việc tích các u trên nội tạng.

Nguyên nhân gây bệnh Leuco ở gà là gì?

Virus Leuco truyền từ gà mẹ sang gà con thông qua lòng trắng, lòng đỏ, hoặc cả hai. Tuy nhiên, gà bị mắc Leuco do lây nhiễm từ những con gà bị bệnh khác sẽ có biểu hiện khối u điển hình hơn là lây truyền từ gà mẹ sang gà con. Tỷ lệ nhiễm từ gà mẹ sang gà con được ghi nhận 1 – 10%. Giới chuyên gia cũng nhận định, gà là vật chủ tự nhiên của tất cả các nhóm Leuco gây bệnh. Ngoài ra người ta còn tìm thấy virus trên chim cút.
Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 3.

Virus gây bệnh Leuco tấn công gà như thế nào?

Virus xâm nhập vào cơ thể gà, nhân lên nhanh chóng. Sau đó, chúng tấn công vào các tế bào lympho đồng thời tấn công vào túi fabricius (nơi tạo ra các chất miễn dịch của gà), gây hiện tượng giảm miễn dịch và hình thành các khối u.

Ở giai đoạn đầu khoảng 4-8 tuần sau khi mắc bệnh, túi fabricius sưng to, sau đó teo nhỏ lại. Các khối u chỉ có thể thấy khi gà lớn hơn 14 tuần tuổi. 

Tuy nhiên, không phải lúc nào gà mắc bệnh Leuco cũng có những khối u nhìn thấy rõ ràng. Nhiều trường hợp, gà mắc bệnh này nhưng không hình thành khối u, không bị chết, chỉ có biểu hiện giảm khả năng sinh sản cũng như tăng trưởng. 

Điều này gây thiệt hại kinh tế rất lớn, chưa kể gà nhiễm bệnh nhưng không được phát hiện sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm cho những con gà khác.

Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 5.

Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 6.

Gà mắc bệnh Leuco có những biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện rõ rệt nhất khi gà mắc bệnh Leuco là giảm ăn. Ngoài ra, gà thường gầy, ủ rũ, xơ xác, có thể bị tiêu chảy, mào và da nhợt nhạt. Với gà nuôi lấy trứng, tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt. Ở những con gà được làm thịt, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng tăng sinh tế bào tạo u cục ở nhiều cơ quan nội tạng. 

Đầu tiên, u cục xuất hiện ở túi fabricius sau đó ở gan, lách, thận, màng treo ruột, tim và buồng trứng. Ngoài ra còn có hiện tượng xuất huyết nội do vỡ các khối u trên cơ quan nội tạng như gan, lách, thận..., xuất huyết ngoài da, rụng lông ống (do máu khó đông dẫn đến mất máu rất nhiều và gây chết gà).

Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 8.

Có thể điều trị cho gà mắc bệnh Leuco hay không?

Gà mắc bệnh Leuco không có thuốc điều trị hay nói cách khác căn bệnh này ở gà không có thuốc chữa cũng như vắc-xin phòng ngừa. Để đảm bảo an toàn, khi phát hiện gà mắc bệnh Leuco thì nên tiêu hủy khỏi đàn gà, không ăn thịt gà cũng như trứng gà cũng như không sử dụng trứng của những con gà này để đem vào lồng ấp.
Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 10.

Nếu chẳng may ăn phải thịt gà bị bệnh Leuco có sao không?

Nếu phát hiện chẳng may ăn phải thịt gà bị bệnh Leuco, tốt nhất nên dừng lại ngay. Mặc dù chưa có bất cứ dữ liệu nào nói về việc ăn thịt gà mắc bệnh này có thể gây tổn hại sức khỏe cho con người như thế nào nhưng gà bị nhiễm bệnh, nhiễm virus nói chung không tốt cho sức khỏe, thậm chí về lâu dài là nguyên nhân gây nên bệnh mãn tính. Tất nhiên nếu chẳng may bạn đã ăn mà không biết thì chỉ cần đảm bảo ăn thịt chín kỹ sẽ không cần quá lo lắng.
Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 12.

Lời khuyên cho mọi người khi đi mua gà, tránh mua phải gà nhiễm bệnh

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, khi đi mua gà, đối với gà còn sống cần chú ý lựa chọn con gà nhanh nhẹn, vỗ cánh khỏe, mào tươi, mắt tinh nhanh, lông mượt. Không chọn con gà có mắt lờ đờ, biểu hiện xù lông… Đối với gà đã làm lông sẵn nên chú ý chọn gà có thân hình nhỏ gọn, ức đẹp, da gà vàng tự nhiên. Không chọn gà ở những cửa hàng kiểu 10 con thì cả 10 béo căng như nhau vì nguy cơ mua phải gà bơm nước. Gà đem về làm sạch lại, mổ bụng cần chú ý nếu xuất hiện u, cục cứng bám ở ruột, gan... nên vứt bỏ luôn.
Hí hửng tưởng mua được con gà đầy trứng, cô gái tá hỏa khi sờ vào "ổ trứng", nghe chuyên gia nhận biết căn bệnh càng hoảng hồn - Ảnh 12.